Kinh tế Việt Nam và Thủ đô kiên cường, vượt 'gió ngược'
“Kiên cường” là từ khoá mà Ngân hàng thế giới WB đánh giá về nền kinh tế Việt Nam 2023. Vượt qua những cơn “gió ngược”, năm nay Việt Nam được nhiều tổ chức quốc tế ghi nhận là quốc gia đạt nhiều thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế xã hội.
Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; lạm phát thấp hơn mục tiêu Quốc hội đề ra; Tăng trưởng GDP cả năm đạt khoảng 5%. Mặc dù thấp hơn so với mục tiêu đề ra (6,5%) nhưng là mức khá cao so với nhiều nước trong khu vực, thế giới.
Hà Nội là trung tâm văn hoá chính trị kinh tế của cả nước năm vừa qua cũng nỗ lực vượt khó, dần lấy lại đà tăng trưởng, quý sau tăng cao hơn quý trước, khẳng định vai trò đầu tàu của cả nước.Những con số ấn tượng có thể kể đến như:
Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP Hà Nội năm 2023 ước đạt 6,27%; Là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký hơn 2,943 tỷ USD, tăng 70,5% so với 2022; Thu ngân sách ước đạt hơn 405.252tỷ đồng, đạt 114,8% dự toán năm; Du lịch tiếp tục là điểm sáng kinh tế khi đạt nhiều kết quả ấn tượng trong năm 2023.
Kinh tế Thủ đô đạt mức tăng trưởng trên với tín hiệu hồi phục rõ rệt hơn vào cuối năm là rất quan trọng và đáng ghi nhận.
Hà Nội đã cùng với cả nước nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế đặt ra, một số chỉ tiêu vượt kế hoạch. Bên cạnh những động lực về thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu, kích thích tiêu dùng nội địa, điều tiết chính sách tiền tệ cũng như hoạt động tín dụng cuả ngân hàng, việc Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng được coi là mảnh đất lành, điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, công nghiệp bán dẫn sẽ là những kì vọng mang đến gam màu tươi sáng cho bức tranh kinh tế Việt Nam, thúc đẩy đạt mục tiêu tăng trưởng 5,5% năm 2024.
Theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, trong 10 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Nội tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.
Các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) Trung Quốc thời gian qua liên tục mở rộng tại Việt Nam, tạo áp lực cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp bán lẻ nội địa nhờ công nghệ, hạ tầng logistics và lợi thế giá cả đang dần chiếm lĩnh thị trường, khiến doanh nghiệp Việt Nam chật vật ngay trên sân nhà.
Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, theo thống kê của Cơ quan quản lý cấp phép nhập khẩu gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines, tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines đã nhập khẩu tổng số 3,68 triệu tấn gạo.
Theo đại diện Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương, việc cấm các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, 1688, Shein cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng.
Ngành nông nghiệp đang dồn dập đón tin vui khi xuất khẩu gạo và cà phê đồng loạt lập kỷ lục lịch sử, xuất khẩu rau quả cũng bội thu 6,34 tỷ USD chỉ trong 10 tháng năm nay.
Khi Temu đổ bộ vào Việt Nam kèm theo nhiều ưu đãi hấp dẫn, nhiều người đã tải Temu để trải nghiệm. Không chỉ bất ngờ vì giá thành, nhiều người còn ngỡ ngàng vì việc đặt hàng quá nhanh chóng đối với một sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.
0