Kỷ luật cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn, ngoài bị xử phạt hành chính sẽ bị thông báo về cơ quan để kỷ luật.

Thủ tướng ngày 17/9 ban hành chỉ thị, yêu cầu các cơ quan khi nhận được thông báo cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn hoặc không hợp tác với lực lượng chức năng phải xử lý nghiêm minh. "Nghiêm cấm việc bao che, giấu giếm khuyết điểm cho cán bộ, công chức, viên chức vi phạm", chỉ thị nêu.

Ngoài ra, thủ trưởng, người đứng đầu đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có nhiều người vi phạm nồng độ cồn hoặc xử lý người vi phạm nồng độ cồn không nghiêm minh sẽ bị xem xét trách nhiệm.

Bộ Nội vụ sẽ hướng dẫn các đơn vị xử lý cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn cũng như trách nhiệm của người đứng đầu.

Tài xế xe khách được yêu cầu thổi vào máy đo nồng độ cồn.

Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo lực lượng trong ngành khi xử lý vi phạm giao thông phải thượng tôn pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Không chấp nhận việc can thiệp, tác động để bỏ qua vi phạm trong quá trình xử lý hành chính.

Cảnh sát giao thông khi xử lý vi phạm nồng độ cồn phải xác minh nếu là cán bộ, công chức, viên chức thì thông báo về cơ quan quản lý họ để kỷ luật. Việc thông báo cán bộ, đảng viên vi phạm nồng độ cồn về cơ quan từng được Thủ tướng yêu cầu từ tháng 4/2023.

Với những người vi phạm nồng độ cồn gây tai nạn giao thông hoặc chống đối, cản trở lực lượng thực thi nhiệm vụ, công an sẽ lập hồ sơ, điều tra, phối hợp với Viện Kiểm sát, tòa án xử lý. Năm 2023 và quý I/2024, công an cả nước đã xử phạt và gửi thông báo về đơn vị quản lý hơn 7.600 đảng viên, cán bộ vi phạm nồng độ cồn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong chiều dài lịch sử của Thủ đô, lực lượng Công an nhân dân nói chung và Công an Hà Nội nói riêng vinh dự, tự hào đã góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Hơn 100 năm kể từ khi cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, hôm nay, Thủ đô Hà Nội đã có rất nhiều những cây cầu đẹp và hiện đại. Mỗi công trình vượt sông Hồng kể một câu chuyện riêng...

Trong chiến lược phát triển, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ thực hiện chuyển đổi số, xây dựng đô thị xanh, thành phố thông minh, phấn đấu thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.

Chiều 10/10, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ tại Quận ủy Hoàng Mai.

Ngày 10/10, một ngày đặc biệt, mọi người xuống phố để ngắm Hà Nội rực rỡ cờ hoa, nhưng quan trọng hơn, là để cảm nhận một mùa thu hoà bình, mùa thu còn đọng dư âm chiến thắng của 70 năm về trước.

Từ thành phố bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, Hà Nội đã khoác lên mình một diện mạo hoàn toàn mới: vừa bảo tồn những giá trị truyền thống, vừa mạnh mẽ bước vào kỷ nguyên hiện đại hóa và phát triển.