Kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống ngành tuyên giáo

Sáng 1/8, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Gặp mặt kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng (1-8-1930 / 1-8-2023). Dự buổi gặp mặt có đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định, 94 năm xây dựng và phát triển, ngành Tuyên giáo đã hoàn thành rất tốt vai trò, trách nhiệm của mình; trong bất cứ hoàn cảnh nào, lĩnh vực Tuyên giáo cũng luôn giữ được vị trí đi đầu, xung kích trong công tác lãnh đạo của Đảng.

Tính riêng 6 tháng đầu năm, Ban Tuyên giáo Trung ương đã xây dựng 15 đề án, sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng; tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành 10 văn bản mới. Chỉ đạo, định hướng công tác tuyên truyền, báo chí - xuất bản, thông tin đối ngoại, văn hóa, văn nghệ, khoa giáo, định hướng tư tưởng, dư luận xã hội, định hướng thông tin, tuyên truyền về những vấn đề phức tạp, nhạy cảm, nhất là phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch có những chuyển biến tích cực hiệu quả.

Nhiều cá nhân được trao tặng Huân chương lao động của Chủ tịch nước

Thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực và trong nước dự báo diễn biến phức tạp, khó lường, toàn ngành tuyên giáo cần tích cực tham gia tổng kết những vấn đề lý luận và thực tiễn qua 40 năm đổi mới; đóng góp vào việc xây dựng dự thảo văn kiện đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội lần thứ 14  của Đảng; chủ động tham mưu cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo các giải pháp về công tác tuyên giáo trên các lĩnh vực; nghiên cứu, dự báo, nắm tình hình tư tưởng, tâm trạng, dư luận xã hội; chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo có trình độ, bản lĩnh chính trị vững vàng.

Nhân dịp này, các cá nhân có đóng góp vào quá trình phát triển của ngành Tuyên giáo đã được trao tặng Huân chương lao động của Chủ tịch nước, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và, kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Tuyên giáo". 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 24/12/2024 (giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bằng đồng thuận Công ước Liên hợp quốc về Tội phạm mạng. Theo quy định tại Điều 64 của Công ước, Công ước sẽ được mở ký tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025, có tên gọi là “Công ước Hà Nội”.

Chiều 24/12, tại nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên họp để xem xét, quyết định một số vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, ngân sách.

Chiều 24/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã làm việc với đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban Đảng, đơn vị sự nghiệp, MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội ở Trung ương về tình hình tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đài Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 57-NQ/TW:

Sáng 24/12, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng.

Đại tướng Nguyễn Quyết là người cộng sản kiên trung, dám nghĩ, dám làm. Ông là con người của quyết định lịch sử. Tháng 11/1944, Đảng và Bác Hồ chỉ định ông Nguyễn Quyết, khi đó mới 22 tuổi làm Bí thư Thành ủy Hà Nội.