Kỷ niệm lần thứ 64 ngày sinh của Nhà vua Nhật Bản

Tối ngày 23/2, tại Hà Nội, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm lần thứ 64 ngày sinh của Nhà vua Nhật Bản Naruhito (23/2/1960 - 23/2/2024).

Đồng chí Trương Thị Mai, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản gửi thông điệp chúc mừng tới buổi lễ.

Tham dự có Phó thủ tướng Trần Lưu Quang; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio; đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương; đại diện các cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam

Thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn gửi tới Đại sứ Yamada Takio và phu nhân, qua Đại sứ, gửi tới Nhà vua, Hoàng hậu và Hoàng gia, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản lời chúc mừng nồng nhiệt nhất.

Kế thừa những thành quả to lớn trong hơn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, bằng sự chân thành, sự kết nối trái tim giữa người dân hai nước, cùng sự ủng hộ và đồng lòng của lãnh đạo Việt Nam và Nhật Bản, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn bày tỏ tin tưởng rằng quan hệ giữa hai đất nước, hai dân tộc sẽ tiếp tục vượt qua mọi thử thách, nắm bắt cơ hội, bước tiếp chặng đường phát triển mới bền chặt, gắn kết và hiệu quả hơn nữa, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước, đóng góp cho hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Các đại biểu tham dự buổi lễ

Về phần mình, Đại sứ Yamada Takio nhấn mạnh, quan hệ Nhật Bản - Việt Nam hiện đang phát triển ở mức tốt đẹp nhất trong lịch sử; nêu bật ý nghĩa của việc hai nước nâng cấp quan hệ song phương lên “Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới” vào năm 2023; bày tỏ tin tưởng quan hệ Nhật Bản - Việt Nam sẽ tiếp tục có những bước phát triển vượt bậc trong thời gian tới.

Nhân dịp này, Đại sứ Yamada Takio thay mặt chính phủ Nhật Bản đã trao tặng Huân chương Mặt trời mọc, có ngôi sao vàng và bạc cho Cựu Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Nhật Bản Đoàn Xuân Hưng vì đã có đóng góp cho công cuộc tăng cường quan hệ và tình hữu nghị thân thiết giữa Nhật Bản và Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 26/7, đất nước và nhân dân ta đã đau xót tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - một nhà lãnh đạo xuất sắc, một người cộng sản kiên trung, cả đời cống hiến, phụng sự Đảng, Tổ quốc và nhân dân, môt người Hà Nội giản dị, chân tình và gần gũi với quần chúng.

Đúng 15 giờ chiều 26/7, Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành trọng thể tại Nghĩa trang Mai Dịch, Thủ đô Hà Nội. Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí, đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế cùng gia đình đã kính cẩn nghiêng minh vĩnh biệt nhà lãnh đạo kiệt xuất, người đảng viên cộng sản kiên trung, nhà văn hóa lớn của dân tộc.

Đúng 13h, cùng thời điểm tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Thủ đô Hà Nội) và Hội trường Thống nhất ở TP.HCM, tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Lễ truy điệu Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu.

Tại TP. HCM, đúng 12h30 phút, Lễ viếng tại Hội trường Thống Nhất kết thúc. Ngay sau đó, Lễ truy điệu cũng đã được tổ chức đồng thời với Nhà tang lễ Quốc gia.

Chiều 26/7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và Hội trường Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh (thành phố Hà Nội).

Sau Lễ truy điệu, Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã diễn ra tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội vào lúc 15h30. Đây cũng là nơi an nghỉ dành cho nhiều lãnh đạo cấp cao và những người có đóng góp to lớn cho đất nước.