Kỷ niệm về Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng ở làng Lại Đà

Người dân làng Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh đã bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và nhớ về ông như một nhà lãnh đạo lớn, một nhân cách lớn.

Mỗi người dân nơi đây đều khắc ghi hình ảnh Tổng Bí thư, một người con ưu tú của quê hương, luôn tận tâm, tận lực với đất nước, trong khi vẫn sống giản dị, gần gũi với nhân dân, cư xử tình nghĩa thủy chung với quê hương và bạn bè.

Mỗi người dân làng Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh đều khắc ghi hình ảnh Tổng Bí thư, một người con ưu tú của quê hương, luôn tận tâm với đất nước trong khi vẫn sống giản dị, gần gũi với nhân dân.

Hai tối nay, thôn Lại Đà gần như không ngủ, những người cao tuổi trong làng đều nhóm họp để trao đổi về việc lo hậu sự của Tổng Bí thư tại quê nhà. Trong đình làng Lại Đà, nơi chỉ cách quận trung tâm Hà Nội, Ba Đình khoảng 10 km, ai cũng mang tâm trạng ngậm ngùi, tiếc thương trước sự ra đi của người đứng đầu Đảng, người con ưu tú của quê hương Đông Anh.

Ông Nguyễn Bá Thi - Thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh chia sẻ: “Đối với dân làng chúng tôi, tình cảm cũng như nhân dân cả nước thôi. Chúng tôi rất là đau thương và quý mến Bác. Mong rằng mọi người phát huy tinh thần của Bác, động viên con cháu học hành tiến bộ”.

Thôn Lại Đà gần như không ngủ, những người cao tuổi trong làng nhóm họp để trao đổi về việc lo hậu sự của Tổng Bí thư tại quê nhà.

Trong bầu không khí trầm lắng, người dân làng kể cho nhau nghe những mẩu chuyện, chia sẻ những kỷ niệm về Tổng Bí thư, một người lãnh đạo cao nhất của đất nước song luôn cư xử khiêm nhường, giản dị và gần gũi với láng giềng mỗi lần về thăm quê.

Với bà Nguyễn Thị Đỉnh (Thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh) dù không có nhiều lần tiếp xúc trực tiếp với Tổng Bí thư nhưng bà vẫn luôn tìm đọc và trang trọng lưu giữ những bài viết của ông.

Bà Nguyễn Thị Đỉnh vẫn luôn tìm đọc và trang trọng lưu giữ những bài viết của Tổng Bí thư.

Bà Nguyễn Thị Đỉnh cho hay: “Khi Tổng Bí thư lên làm công việc của đất nước thì thỉnh thoảng Tổng Bí thư có về, nhưng Bác vẫn gần gũi chúng tôi, thăm hỏi các gia đình kề cận. Khi Tổng Bí thư là người lãnh đạo cao của đất nước, có những lần, Tổng Bí thư về làng, tôi đã tránh để Tổng Bí thư khỏi nhìn thấy chúng tôi mà Tổng Bí thư vẫn gọi lại 'em đi đâu đấy, em dạo này có khỏe không?'. Thật sự chúng tôi rất xúc động”.

Tổng Bí thư, một người lãnh đạo cao nhất của đất nước luôn cư xử khiêm nhường, giản dị và gần gũi với láng giềng mỗi lần về thăm quê.

Đối với ông Vương Khắc Côn (81 tuổi), kỷ niệm về người bạn học Nguyễn Phú Trọng là lần Tổng Bí thư về thăm quê và chúc thọ ông. Tình cảm chân thành và thủy chung của người lãnh đạo cao nhất đất nước với bạn bè khiến ông vô cùng cảm động.

Abum ảnh ông Ngô Bá Dục chụp cùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người bạn học và cũng là hàng xóm sát vách.

Run run cầm abum ảnh chụp cùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người bạn học và cũng là hàng xóm sát vách, ông Ngô Bá Dục bật khóc khi nhớ về những kỷ niệm thời niên thiếu. Tổng Bí thư khi đó là một cậu học trò giỏi, hiền lành và sống tình nghĩa với bạn bè.

Từ sáng sớm ngày 20/7, nhiều người dân trong làng đã đến dâng hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại ngôi đình Lại Đà 400 năm tuổi của xã Đông Hội, nơi mà mỗi lần về quê ông đều đặn đến thăm, bày tỏ tấm lòng tri ân và tưởng nhớ công ơn các bậc tiền nhân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Năm nay, tuyến Hà Nội - TP.HCM tiếp tục duy trì vị trí thứ tư trên bảng xếp hạng những đường bay nội địa bận rộn nhất thế giới, với 10,63 triệu ghế cung ứng.

Theo kế hoạch, dự án mở rộng đường Tam Trinh trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội, sẽ hoàn thành vào tháng 2/2026. Tuy nhiên, nhiều vướng mắc trong giải phóng mặt bằng khiến dự án khó về đích đúng hẹn.

Nhằm giải quyết tình trạng lưu lượng giao thông cao qua nút Cát Linh – Giảng Võ – Giang Văn Minh trong giờ cao điểm, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa thông báo thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường An Trạch, quận Đống Đa.

Sau hơn một năm thi công, dự án nâng cấp, cải tạo đường đê sông Hồng, đoạn qua huyện Thường Tín cơ bản hoàn thành, đưa vào khai thác. Tuy nhiên, bất cập từ đây cũng nảy sinh bởi mặt đường được nâng cao nhưng lại không có thiết kế, vuốt nối đồng bộ với nhiều dốc lên xuống khu dân cư.

Để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, trong giai đoạn từ nay đến 2026, Hà Nội sẽ triển khai dự án cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 70 đoạn Hà Đông - Văn Điển với tổng mức đầu tư dự kiến gần 5.500 tỉ đồng từ nguồn ngân sách thành phố.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang tiến hành chỉnh trang, duy tu cải tạo khoảng 130 tuyến phố, trong đó khu vực nội thành có 80 tuyến phố, còn lại là các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ; tổng kinh phí khoảng 680 tỷ đồng; kéo dài từ nay đến cuối năm.