Kỳ thi năng lực tiếng Việt quốc tế tại Nhật Bản
Trong số các thí sinh tham gia có những người hiện đang học tập hoặc làm những công việc liên quan đến tiếng Việt, cần đánh giá năng lực trình độ ngôn ngữ. Song, có nhiều thí sinh cho biết, họ học tiếng Việt vì yêu quý đất nước, con người và ẩm thực Việt Nam.
Kỳ thi năng lực tiếng Việt quốc tế được chia thành 3 bậc theo khung tham chiếu chung châu Âu về ngôn ngữ và 6 bậc theo tiêu chí phân loại trình độ được nêu trong thông báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Bài kiểm tra trình độ sơ cấp bao gồm hai phần nghe và đọc hiểu; trong khi trình độ trung cấp và nâng cao có bốn phần gồm: đọc hiểu, nghe hiểu, viết và nói.
Đây đã là năm thứ 8 kỳ thi này được tổ chức tại Nhật Bản. Thí sinh cao tuổi nhất tham dự kỳ thi có độ tuổi 70, là một người Nhật Bản. Còn thí sinh nhỏ tuổi nhất chỉ 8 tuổi, là thế hệ thứ 3 trong gia đình người Việt Nam, được sinh ra và lớn lên tại Nhật Bản, đang học tiếng Việt tại trường Việt ngữ Cây tre.
Cuộc thi do Hiệp Hội VTS Japan tổ chức với sự đồng hành của Đại học Osaka, Trung tâm Việt Nam học, Hiệp hội xúc tiến hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản và Học viện Ngoại ngữ Kanda Tokyo.
Giáo sư Shimizu Masaaki, Trưởng Bộ môn tiếng Việt, Đại học Osaka, Chủ tịch Hội đồng thi cho biết: "Chúng tôi tổ chức kỳ thi năng lực tiếng Việt quốc tế từ năm 2020. Ở lần thi thứ 8, số thí sinh tăng lên khá nhiều, lứa tuổi của các thí sinh cũng rất đa dạng".
Theo Bà Lê Thương, Giám đốc Trung tâm Việt Nam học tại Osaka, Nhật Bản, Thành viên Hội đồng thi, việc có đa dạng thí sinh tham gia kỳ thi khiến những thành viên trong hội đồng thi cảm thấy rất hạnh phúc vì có thể lan toả văn hoá Việt Nam đến với người dân Nhật Bản.
Kỳ thi năng lực Tiếng Việt quốc tế được tổ chức định kỳ hàng năm với mong muốn là cầu nối ngôn ngữ trong bối cảnh Việt Nam - Nhật Bản nâng cấp lên Đối tác Chiến lược Toàn diện. Đề thi liên quan tới văn hóa, sinh hoạt, đời sống của Việt Nam giúp các thí sinh không chỉ hiểu tiếng Việt mà còn có kiến thức chung về Việt Nam.


Nhiều trường đại học đã đưa các môn học mới như Tin học, Công nghệ, Giáo dục kinh tế và pháp luật vào tổ hợp xét tuyển trong mùa tuyển sinh năm 2025.
So với 10 năm trước, quy mô các cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội đang dần thay đổi đáng kể, tổng số học sinh trong hệ thống đã tăng gấp 3 lần.
Nghị quyết số 57 về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là cơ hội lớn để các trường nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
Khắc phục hạn chế, vướng mắc trong quá trình hỗ trợ học phí, chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm là nội dung nổi bật của Nghị định 60 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116 được ban hành năm 2020.
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ lựa chọn những dự án xuất sắc từ cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp quốc gia để tiếp tục tranh tài tại Mỹ vào tháng 5/2025.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai thí điểm học bạ số cấp trung học năm 2025.
0