Ký ức ngày giải phóng của cựu thanh niên xung phong

Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) là một sự kiện lịch sử quan trọng, khẳng định thắng lợi trọn vẹn của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Gần một tuần trước ngày giải phóng, gần 400 thanh niên đã vào Thủ đô để thực hiện nhiệm vụ tiền trạm nhằm tuyên truyền và vận động, giúp nhân dân hiểu rõ hơn về các chính sách của Đảng và Nhà nước.

Một sáng mùa thu tháng 10, trong căn nhà nhỏ trên đường Trường Chinh, ông Nguyễn Văn Khang lại ngồi hồi tưởng về Ngày Giải phóng Thủ đô 70 năm về trước. Dù năm nay đã 90 tuổi nhưng những mảnh kí ức về một thời trai trẻ xông pha, đầy nhiệt huyết được đứng trong hàng ngũ của đội Thanh niên xung phong thực hiện công tác tiền trạm vẫn còn in mãi trong tâm trí ông.

Ông Nguyễn Văn Khang, Trưởng Ban Liên lạc Đội TNXP tiếp quản Thủ đô chia sẻ: “Lúc bấy giờ dân Hà Nội có mấy cái thắc mắc, thắc mắc thứ nhất là nếu ở lại Hà Nội thì có bị trả thù không?; thắc mắc thứ hai là những gia đình có người làm việc cho Pháp, ví dụ như làm công chức, họ hỏi chúng tôi có được làm việc không? Lương bổng của chúng tôi có đủ nuôi gia đình không? Thậm chí bà con còn hỏi rằng ra đường có phải mặc áo dài không? Có những anh chị em thanh niên còn hỏi rằng còn được đi học không? bởi người ta nghĩ rằng trong kháng chiến, lúc đó không có trường học. Chỉ khi tôi giải thích xong, lúc đấy đồng bào, nhân dân mới có cảm tình với mình".

“Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, những nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ của hơn 400 cô, cậu thanh niên đã được đền đáp. Đồng bào không những đồng ý ở lại Thủ đô mà còn háo hức đón chuẩn bị cờ hoa, cổng chào để đón bộ đội trở về.

Người cựu thanh niên xung phong Nguyễn Văn Khang vẫn nhớ mãi hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng xua đuổi quân Pháp ra khỏi Thủ đô.

Ông Nguyễn Văn Khang tiếp tục kể lại: “Đêm mùng 9 là một đêm rất nhộn nhịp, có thể nói đó là một đêm không ngủ của dân Hà Nội, người ta chờ đón sáng mùng 10 bộ đội vào. Khi mà địch rút đến đâu thì người dân mở cửa ra và treo cờ lên lúc đó tôi có một cảm giác là lá cờ đỏ sao vàng đã xua đuổi quân Pháp ra khỏi Hà Nội. Và đó là những hình ảnh làm cho tôi nhớ mãi, không bao giờ quên, không bao giờ quên”.

Giờ đây mái tóc đã bạc màu và gương mặt in dấu thời gian, nhưng mỗi dịp 10/10 về, những cựu thanh niên xung phong như ông Khang lại gặp gỡ nhau để cùng ôn lại những năm tháng mùa thu lịch sử đầy huy hoàng của dân tộc, gắn liền với thời thanh xuân của chính mình. Họ chính là những nhân chứng sống, truyền cảm hứng cho thế hệ sau về tình yêu nước, tinh thần đoàn kết và khát vọng cống hiến cao đẹp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với nghệ nhân Nguyễn Đức Bình, giò chả Ước Lễ không chỉ là một món ăn mà còn chứa đựng trong đó tinh hoa văn hóa. Hơn 40 năm qua, ông đã góp phần gìn giữ, lưu truyền nét tinh hoa ẩm thực này một cách vừa khoa học lại đầy chất nghệ thuật.

Với nhiều người, việc dạy và học ngoại ngữ là một cách để nhìn cuộc sống và thế giới rộng mở hơn. Bên cạnh đó, ngoại ngữ còn giúp mỗi người hiểu chính mình, hiểu mọi người một cách sâu sắc hơn.

Không phải vô cớ mà nhiều người lại mong ngóng Noel đến vậy. Có người nói, đó là bởi Giáng sinh có nhiều hoa và đèn rực rỡ, hay tại bởi không khí vui vẻ, sum vầy mà Giáng sinh đem lại…

Với múa rối nước, người nghệ sĩ phải hoạt động nghệ thuật trong môi trường đặc biệt, có yêu cầu khắt khe hơn so với những hình thức biểu diễn nghệ thuật khác. Để theo đuổi được bộ môn nghệ thuật này, NSƯT Bạch Quốc Khanh - Nhà hát Múa rối nước Thăng Long, không chỉ có hành trình dài học hỏi, trau dồi kiến thức mà còn là cả sự khổ luyện, cùng một tình yêu cháy bỏng với văn hóa truyền thống.

Bên bãi ven sông Hồng có một không gian công cộng kết hợp giữa vườn hoa và khu vui chơi mà những người lớn đã dựng lên từ bãi đất hoang lúc trước ở ven sông. 4 giờ chiều trước cổng trường Tiểu học Phúc Tân, lũ trẻ tan học ùa ra như đàn chim sẻ, từ trường chạy thẳng ra bãi đất sát mé sông ở cuối đường.

Chẳng phải sơn hào hải vị hay những món ăn với nguyên liệu quá cầu kỳ, thức quà bình dị với ngô, khoai, chuối trên các con phố mới là bữa xế quen thuộc của nhiều người ở Hà Nội mỗi khi đông về.