Ký ức từ căn phòng xanh mát của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng
Căn biệt thự Pháp cổ, diện tích hơn 100 m2, có ba tầng, gồm 8 phòng nhỏ là nơi sinh sống của 8 hộ gia đình.
Từng bậc cầu thang trong căn nhà đã phủ dấu tích của thời gian, hiện ra một lối đi hẹp dẫn lên căn phòng tầng ba nơi gia đình Tổng Bí thư từng sinh sống.
Ông Nguyễn Mạnh Cường - người hàng xóm của gia đình Tổng Bí thư vào 30 năm trước, từng sống tại tầng một của căn nhà này. Nhiều năm sau, ông có cơ duyên may mắn sở hữu chính căn phòng tầng 3 mà gia đình Tổng Bí thư để lại. 30 năm đã qua, những ký ức dường như vẫn còn nguyên vẹn trong trí nhớ của người thanh niên 26 tuổi ngày ấy.
Nhiều lần sửa chữa, căn phòng vẫn giữ nguyên được góc ban công đầy lá xanh mát và bộ cửa bốn cánh nhìn ra con phố Nguyễn Thượng Hiền - nơi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và gia đình thường đứng trò chuyện thân tình cùng những người hàng xóm.
Trong ký ức của ông Nguyễn Mạnh Cường, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một người ấm áp, sự chân thành toát ra từ con người ông, điển hình của tầng lớp trí thức nho nhã và thanh lịch.
Ông Nguyễn Mạnh Cường chia sẻ: "Đây là ban công mà lưu giữ những kỷ niệm gần gũi, thân quen của Tổng Bí thư với hàng xóm, với gia đình bên cạnh nhau, sống rất là ấm áp, tình cảm".
Màu thời gian trên những ô cửa, mỗi mảng tường bàng bạc ở căn nhà này không chỉ đơn giản là màu của lịch sử, của ký ức, của những thời khắc về con người, về cuộc sống, mà nó còn là món quà vô giá biết kể chuyện cho hiện tại và tương lai.
Trải qua 30 năm, căn phòng như một kỷ niệm đẹp, giản dị và chan chứa tình người, một không gian chứa đầy ký ức về gia đình của Tổng Bí thư - một vị lãnh đạo dành trọn cả đời cống hiến vì nước, vì dân.
Việc xe máy luồn lách qua các khe hẹp giữa hai ô tô không khó bắt gặp trên đường phố. Vì muốn nhanh nên một số người bất chấp nguy hiểm, lách qua khe nhỏ hẹp để vượt lên trước.
Năm nay, tuyến Hà Nội - TP.HCM tiếp tục duy trì vị trí thứ tư trên bảng xếp hạng những đường bay nội địa bận rộn nhất thế giới, với 10,63 triệu ghế cung ứng.
Theo kế hoạch, dự án mở rộng đường Tam Trinh trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội, sẽ hoàn thành vào tháng 2/2026. Tuy nhiên, nhiều vướng mắc trong giải phóng mặt bằng khiến dự án khó về đích đúng hẹn.
Nhằm giải quyết tình trạng lưu lượng giao thông cao qua nút Cát Linh – Giảng Võ – Giang Văn Minh trong giờ cao điểm, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa thông báo thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường An Trạch, quận Đống Đa.
Sau hơn một năm thi công, dự án nâng cấp, cải tạo đường đê sông Hồng, đoạn qua huyện Thường Tín cơ bản hoàn thành, đưa vào khai thác. Tuy nhiên, bất cập từ đây cũng nảy sinh bởi mặt đường được nâng cao nhưng lại không có thiết kế, vuốt nối đồng bộ với nhiều dốc lên xuống khu dân cư.
Để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, trong giai đoạn từ nay đến 2026, Hà Nội sẽ triển khai dự án cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 70 đoạn Hà Đông - Văn Điển với tổng mức đầu tư dự kiến gần 5.500 tỉ đồng từ nguồn ngân sách thành phố.
0