Lạ mắt với hàng cây lá đỏ trên phố Nguyễn Duy Thì
Cứ khoảng tháng 12, hàng cây trên tuyến phố Nguyễn Duy Thì lại chuyển dần từ màu xanh sang sắc lá vàng, đỏ trông khá lạ mắt và rất giống với cây phong lá đỏ ở nhiều nước xứ lạnh.
Song, theo một số chuyên gia cho biết thì hàng cây ở đây có tên gọi là cây Sau sau, một loài cây mọc nhiều ở các tỉnh miền núi phía bắc như: như Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang…
Còn tại Hà Nội thì loài cây này có lẽ mới chỉ được trồng ở Khu ngoại giao đoàn này. Chính vì mầu lá rất đẹp của loài cây Sau sau, nhất là khi lá chuyển màu đỏ, nên đã thu hút khá nhiều bạn trẻ đến đây vui chơi và chụp ảnh kỷ niệm.
Lá cây Sau sau có hình dạng khá giống lá phong, để phân biệt người ta dựa vào thùy lá: lá Sau sau xẻ thành 3 thùy trong khi lá phong có 5 đến 6 thùy tùy sinh cảnh sống.
Ngoài ra cây Sau sau có quả, trong khi phong lá đỏ không có. Với hơn 100 cây Sau sau được trồng ở con phố khá yên tĩnh và sạch sẽ, lại có tới hai tháng sắc lá chuyển đỏ vào dịp cuối năm, khiến cho tuyến đường trở nên khác lạ, nhiều người cảm thấy bị hấp dẫn mỗi khi qua đây.
Vào những mùa khác trong năm, cây Sau sau có lá màu xanh mướt tạo nên một dải cây đẹp và tỏa bóng làm cho con phố trở nên dịu mát hơn, nhất là vào những ngày hè nắng nóng.
Theo những người dân ở đây cho biết, hàng cây này có tuổi đời đã hơn chục năm lại nằm sát với công viên Ngoại giao đoàn, nên đã góp phần tạo nên cảnh quan thiên nhiên của khu vực khá đẹp và lãng mạn.
Hơn 40ha trồng đào ở Nhật Tân, làng đào nổi tiếng của Hà Nội, gần như bị cơn bão số 3 (Yagi) phá hủy hoàn toàn.
Nối huyện Đông Anh với quận Long Biên, cầu Đông Trù không chỉ nổi bật bởi vai trò giao thông quan trọng mà còn gây ấn tượng mạnh với thiết kế độc đáo.
Với mục tiêu thay đổi diện mạo của Thủ đô, thời gian qua thành phố đã đẩy mạnh công tác chỉnh trang đô thị và cải tạo cảnh quan môi trường, mang đến cho người dân một không gian sống chất lượng.
Sau khi chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 vừa qua, hoa giấy ở làng nghề Phù Đổng, huyện Gia Lâm, đã khoe sắc trở lại. Thời điểm này, người trồng hoa đang tất bận chuẩn bị cho Lễ hội 'Sắc hoa trên miền di sản' được tổ chức thường niên vào tháng 11 hàng năm.
Mỗi khi chiều buông nắng, nếu có dịp đến ngã ba sông Hồng - sông Đuống, bạn sẽ được chứng kiến khung cảnh thiên nhiên thơ mộng.
Hoa ngâu - loài hoa đặc biệt bởi chẳng có cánh mà hoa cứ tròn như hạt, như nụ. Bởi vậy mà các cụ cao niên thường gọi là nụ ngâu, chứ không gọi là hoa ngâu. Những bông hoa nhỏ xíu và chúm chím như nụ cười duyên của nàng thôn nữ.
0