Lái máy bay quá tốc độ, phi công có bị phạt?

Trong ngành hàng không, việc tuân thủ quy định về an toàn là yếu tố sống còn. Với đường bộ, chạy quá tốc độ là một trong những hành vi vi phạm phổ biến. Vậy liệu với hàng không, phi công có khi nào lái máy bay quá tốc độ hay không?

Nghề phi công là một trong những ngành nghề đòi hỏi tính chính xác cao và tuân thủ quy tắc nhất khi làm việc. Sao nhãng trong quá trình làm việc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của hành khách và các thành viên phi hành đoàn trong chuyến bay. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu phi công lái máy bay quá tốc độ?

Trước đây, bộ phận kiểm soát không lưu và các hãng hàng không rất khó để biết được phi công lái máy bay ở vận tốc nào. Tuy nhiên, ngày nay, máy bay chở khách hiện đại và các máy bay có công nghệ tiến tiến đều có bộ phát đáp (transponder) để truyền thông tin về số hiệu, đường bay, độ cao, tốc độ.

Các hệ thống giám sát bay hiện đại phải đảm bảo "Chương trình đảm bảo chất lượng hoạt động bay" (FOQA) của ngành hàng không. Đây là một hệ thống sử dụng dữ liệu chuyến bay để đánh giá và cải thiện an toàn hàng không.

FOQA thu thập dữ liệu về chuyến bay, bao gồm tốc độ, độ cao, góc tấn công, các thao tác của phi công và nhiều thông số khác. Dữ liệu được thu thập sẽ được phân tích bằng các phần mềm chuyên dụng để tìm kiếm các xu hướng, mẫu hình bất thường, hoặc các sự kiện gần như tai nạn (near-miss). Qua đó, các chuyên gia sẽ xác định được những rủi ro tiềm ẩn trong quá trình vận hành máy bay, ví dụ như lỗi của phi công, vấn đề kỹ thuật, hoặc các điều kiện môi trường bất lợi.

Mỗi máy bay đều có giới hạn về tốc độ mà phi công không được phép vượt qua. Thông thường, tốc độ tối đa của một máy bay thương mại được tính toán sao cho an toàn nhất cho cả phi công và hành khách. Việc lái máy bay quá tốc độ là hành vi vi phạm quy định an toàn bay.

Trong trường hợp cụ thể, các phi công phải tuân thủ tốc độ được chỉ dẫn trong các bản đồ bay hoặc trên thiết bị điều khiển của máy bay. Những quy định này có thể khác nhau tùy thuộc vào từng quốc gia và hãng hàng không.

Nếu bộ giám sát dữ liệu chuyến bay ghi nhận máy bay bay quá tốc độ thì dữ liệu liên quan sẽ được gửi đến bộ phận an toàn của hãng hàng không. Những phi công vi phạm giới hạn tốc độ hầu như không bao giờ cố tình làm vậy. Đa số trường hợp vượt tốc độ đều là tạm thời và không gây mất an toàn.

Vượt quá tốc độ thường xảy ra do sự nhiễu động không lường trước hoặc do hướng gió được báo cáo sai lệch. Một lý do khá phổ biến khác là khi phi công sử dụng chế độ lái tự động nhưng đường bay lại phát sinh các yếu tố khách quan khiến tốc độ không tuân thủ như thiết lập. Những lý do phổ biến dẫn đến việc bay quá nhanh đều là do vô ý.

Tuy nhiên, sẽ có một số ít trường hợp lái máy bay quá tốc độ do sự cẩu thả của phi công. Ví dụ bay ở độ cao hơn 12 nghìn mét khi đã được thông báo là thời tiết hoặc khu vực có nhiều nhiễu động.

Câu hỏi lớn được đặt ra là liệu phi công lái máy bay quá tốc độ có bị phạt hay không? Câu trả lời là có, phi công có thể bị xử lý nếu vi phạm các quy định về tốc độ bay. Tuy nhiên, mức độ xử lý sẽ tùy thuộc vào các yếu tố như mức độ vi phạm và nguyên nhân dẫn đến việc vi pham.

Trong một số trường hợp, phi công có thể bị phạt tiền hoặc bị tạm đình chỉ công việc. Đối với các vi phạm nghiêm trọng, phi công có thể bị thu hồi giấy phép lái máy bay. Hơn nữa, nếu hành động vi phạm gây ra tai nạn, phi công có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý và đối mặt với các hình thức phạt nặng hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Anh Nguyễn Tiến Hưng, hiện sinh sống tại TP. HCM, là một thành viên của Câu lạc bộ xe ô tô cổ Sài Gòn (Saigon Classic Car Club). Tham gia lễ hội xe tại Thái Lan vào tháng 11/2024, anh Hưng lựa chọn chiếc Honda Prelude đời 1988 phong cách JDM, một trong hai chiếc hiếm hoi còn lại ở Việt Nam. Cùng lắng nghe những chia sẻ của anh Nguyễn Tiến Hưng về lần đầu tiên đối diện thử thách cùng nhiều tay đua bán chuyên và chuyên nghiệp từ Thái Lan và các quốc gia lân cận.

Cục Hàng không Việt Nam vừa ban hành Chỉ thị tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn khai thác trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Thị trường ô tô cũ những tháng cuối năm khá trầm lắng bởi sức mua giảm, doanh số những dòng xe cũ chưa thực sự bùng nổ.

Đi cùng với sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu sau đại dịch, số lượng khách quốc tế quay trở lại thị trường Việt Nam đã phục hồi mạnh mẽ. Bên cạnh những điểm tích cực thì ngành hàng không trong năm 2024 còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc.

Năm 2024, thị trường ô tô Việt Nam đã ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc. Từ những tín hiệu tích cực từ kinh tế chung hay ưu đãi từ cơ quan quản lý nhà nước, cùng sự đột phá của các hãng đã cho bức tranh về ngành xe cũng đầy những mảng màu tươi sáng.

Dù giá vé tăng cao nhưng các hãng cho biết, hiện nhiều chuyến bay dịp Tết có tỷ lệ lấp đầy chỗ lên đến 80%, trong đó tập trung trên các chuyến bay từ TP Hồ Chí Minh đi các tỉnh, thành phía Bắc và miền Trung.