Làm miến ở Dương Liễu
Tại xã Dương Liễu – huyện Hoài Đức – Hà Nội vào những tháng cuối năm, bà con nơi đây tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày tết của người dân. Người mua bán nguyên liệu, người chế biến, người tráng bánh, người đi phơi miến, mỗi người một việc, bận rộn và hối hả.
Gia đình chị Phi Thị Minh đã làm miến rong từ vài chục năm nay. Khác với nhiều gia đình trong gia, miến của nhà chị Minh được sản xuất theo lối truyền thống, cũng bởi vậy mà các công đoạn sản xuất cũng cầu kì, phức tạp hơn. Công việc của anh chị và những người thợ của mình thường bắt đầu từ 3h sáng.
Chị Minh chia sẻ: "Tôi dậy từ 3 giờ sáng để sắp, xong 6 giờ thì bắt đầu tráng. Làm miến là vất vả nhất, vì là dậy sớm, vất về điểm còn nắng mưa, theo phụ thuộc thời tiết thì nắng thì sản phẩm miến mới ngon. Còn mà mưa thì cũng nghỉ, công nhân cũng không được nhiều việc như cái nghề khác".
"Miến ngon thì đầu tiên là đầu vào, đầu vào là mình phải sản xuất từ củ dong, củ dong riềng chọn được củ dong phú ngày xưa thì chất bột của nó mới ngon xong đến khâu lọc rửa, mình rửa nhiều nước thì bắt đầu mới ra được tráng miến", chị Minh chia sẻ thêm.
Thông thường vào ba tháng cuối năm, những gia đình sản xuất miến như chị Minh đều đang tập trung vào sản xuất hàng tết. Bởi vậy mà số lượng công việc cũng nhiều hơn những dịp khác. Số lượng công nhân sản xuất cũng nhiều hơn ngày thường.
Khi đầy xe, những phên miến như thế này nhanh chóng được mang ra cánh đồng để phơi. Mỗi nhà một ruộng. Những phên miến được đặt trên những giàn sắt cao ráo, vừa hong nắng vừa đảm bảo vệ sinh.
Công đoạn phơi miến cũng khá cầu kì và quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của sợi miến. Phơi xong cả trăm phên miến thì cũng là lúc bánh miến đủ độ khô để bóc tách. Luôn tay luôn chân, công việc phơi miến cũng không lúc nào rảnh rỗi đối với bà con.
Khi bánh đã đủ độ thì cũng là lúc người dân mang miến về thái. Xưởng sản xuất của chị Miến đang ở công đoạn thái miến. Sau khi cắt sợi, miến lại được phơi lần hai. Công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của gia đình ông Nguyễn Huy Hải và của người dân Dương Liễu.
Thoát khỏi sự xô bồ, náo nhiệt của ban ngày, Hà Nội buổi tối đẹp theo cách rất riêng. Dưới ánh đèn đêm lung linh, huyền ảo, vẻ đẹp thuần khiết của Hà Nội càng khiến những ai đã gắn bó với thành phố này mãi chẳng thể nào quên. Hồ Gươm được ví như trái tim của Thủ đô Hà Nội, nếu ban ngày là một không gian xanh mướt thì khi màn đêm buông xuống, nơi đây lại trở nên lung linh, huyền ảo.
Bánh đa vừng Lương Quán, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội, là thức quà quê giản dị vẫn được người dân làm ra mỗi ngày.
Suối Yến trong những ngày đầu đông đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều người dân và du khách. Hoa súng nở rộ trong khung cảnh thơ mộng khiến nơi đây như một bức tranh sống động.
Xuất phát từ tình yêu với những họa tiết cổ truyền và ký ức về những chiếc áo bông thời thơ ấu, nhà thiết kế Trịnh Bích Thuỷ đã đem câu chuyện của mình vào các thiết kế áo bông mang âm hưởng đương đại.
Có một cách để tuổi thanh xuân và những kỷ niệm luôn còn mãi, đó chính là gửi gắm chúng qua những bức ảnh chụp chân dung.
Một chiếc bánh mì truyền thống từ khi nào đã trở thành bữa sáng của nhiều người Hà Nội, đó không chỉ là món ăn tiện lợi với đầy đủ dinh dưỡng mà đôi khi còn là hương vị bình dị của tuổi thơ.
0