Làm mới nghệ thuật tuồng để thu hút khán giả trẻ

Với mong muốn để thế hệ trẻ có nhiều cơ hội tiếp cận với những giá trị văn hóa truyền thống của đất nước, vở diễn “Thiếu phụ Nam Xương” của Nhà hát Tuồng Việt Nam đã kể lại câu chuyện gần gũi quen thuộc với nhiều thế hệ.

Vở diễn “Thiếu phụ Nam Xương” được cố NSND Doãn Hoàng Giang viết dựa theo truyện “Người con gái Nam Xương” trong tập truyện Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Từ những năm 1980, vở diễn đã làm mưa làm gió trên nhiều sân khấu cả nước. Và nay, được Nhà hát Tuồng Việt Nam phục dựng, đổi mới trong kịch bản và dàn dựng.

NSƯT Lộc Huyền - Trưởng đoàn Nghệ thuật thể nghiệm, Nhà hát Tuồng Việt Nam, cho biết: “Câu chuyện này ca ngợi về người phụ nữ chung thủy, son sắt và khi mà ra trận cũng rất sẵn sàng mang hết khả năng của mình”.

Nằm trong khuôn khổ của chương trình Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng năm 2024, vở diễn nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Thông qua buổi diễn, các bạn trẻ không chỉ được đắm chìm trong không gian nghệ thuật đầy màu sắc mà còn hiểu hơn về những giá trị văn hóa truyền thống của đất nước.

Bạn Nguyễn Linh Trang, sinh viên, chia sẻ: “Mình rất thích cách nghệ thuật tuồng truyền tải nội dung cũng như biểu diễn trên sân khấu. Mình cảm thấy buổi biểu diễn hôm nay rất hoành tráng, truyền tải nội dung hay”.

Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, nhiều yếu tố khách quan không chỉ ảnh hưởng đến thị hiếu của khán giả mà còn tác động sâu sắc đến sân khấu tuồng. Sự xuất hiện đa dạng của các chương trình giải trí và nghệ thuật hiện đại đã khiến giới trẻ dần xa rời nghệ thuật truyền thống.

Trong những năm qua, Nhà hát Tuồng Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp để đưa nghệ thuật tuồng đến với khán giả trẻ qua việc tổ chức các sự kiện, hội thảo, các dự án, liveshow, chương trình biểu diễn phù hợp, từ đó đưa nghệ thuật tuồng đến gần hơn với khán giả trẻ.

Biểu diễn theo lối cách điệu, ước lệ, cùng các quy định, lề lối chặt chẽ trong cách diễn, phục trang, đạo cụ… tuồng là bộ môn nghệ thuật truyền thống độc đáo song cũng là loại hình rất kén người xem.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong hai ngày tổ chức, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 đã thu hút rất nhiều khách tham dự chương trình “Phở số Hà Thành” - một sáng tạo độc đáo kết hợp giữa ẩm thực truyền thống và công nghệ.

Cùng với làng nghề bánh tẻ Phú Nhi (phường Phú Thịnh), làng nghề mộc Vạn An (xã Sơn Đông) của thị xã Sơn cũng đã vinh dự được UBND thành phố công nhận đạt danh hiệu Làng nghề Hà Nội.

Hôm nay 30/11, là đêm cuối cùng diễn ra Chương trình quảng bá du lịch "Đêm Trúc Bạch 2024" tại khu vực Trúc Bạch, quận Ba Đình. Không gian tái hiện với những chi tiết đậm chất hồn cốt của người dân Thủ đô đã thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Nhân dịp kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm khu phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng xếp hạng Di tích cấp Quốc gia và 20 năm hoạt động không gian đi bộ.

Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội năm 2024 và và Lễ công bố Quyết định ghi danh "Phở Hà Nội" là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đã khai mạc vào tối 29/11, tại Công viên Thống Nhất, phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Lễ hội ẩm thực Hà Nội 2024 đang diễn ra đã khéo léo kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, tạo nên một trải nghiệm ẩm thực độc đáo. Bên cạnh việc tôn vinh những món ăn truyền thống, giá trị tiếp nối của những làng nghề ẩm thực, Lễ hội còn giới thiệu những xu hướng ẩm thực mới, ứng dụng công nghệ vào chế biến, qua đó khẳng định vị thế của Hà Nội như một điểm đến ẩm thực hấp dẫn và năng động.