Lạm phát 2024 có thể được kiểm soát dưới mục tiêu

Năm 2024, dù dự báo còn nhiều khó khăn nhưng lạm phát năm nay sẽ tương đối “dễ thở”, có thể kiểm soát lạm phát dưới mục tiêu. CPI bình quân 2024 được dự báo sẽ dao động ở mức 3% - 3,6%. Đây là nhận định của các chuyên gia từ thực tiễn công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ ngay từ những tháng đầu năm 2024.

Theo các con số thống kê, dự báo năm 2024 lạm phát sẽ có xu hướng giảm, lý do là nền kinh tế Việt Nam chưa phục hồi hoàn toàn, đồng thời kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, thậm chí có thể rơi vào suy thoái. Do vậy lạm phát trung bình cả năm 2024 được dự báo sẽ ở mức khoảng 3,2 đến 3,5%, là con số thấp hơn mục tiêu mà Quốc hội đề ra là 4-4,5%.

Về chỉ số giá tiêu dùng CPI, các thống kê chỉ ra rằng, bình quân trong năm 2024 sẽ dao động ở mức 3,5% - 3,9%. CPI vẫn nằm trong tầm kiểm soát song vẫn tiềm ẩn rủi ro tăng mạnh như việc điều chỉnh giá dịch vụ như y tế và giáo dục, giá điện hay việc cải cách tiền lương và tăng lương tối thiểu vùng từ tháng 7/2024. Đây là nguyên nhân chính gây áp lực giá trong thời gian tới.

Để kiểm soát lạm phát năm 2024 đạt được mục tiêu Quốc hội đề ra, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương cần theo dõi chặt chẽ tình hình thế giới đặc biệt lạm phát các nền kinh tế lớn, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam để có các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm đảm bảo nguồn cung, bình ổn giá trong nước, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việt Nam đẩy mạnh nhập khẩu gạo giữa lúc giá mặt hàng này trên thị trường thế giới lao dốc. Trong tháng 10, các doanh nghiệp Việt đã chi 148 triệu USD để nhập khẩu, tăng gấp gần 3,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước tháng 10 năm nay ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tình hình kinh tế vĩ mô đang diễn ra ổn định, trong đó có sự đóng góp quan trọng của việc kiểm soát lạm phát có hiệu quả. Đó là nhận định của hầu hết các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước về thực trạng kinh tế Việt Nam.

Bộ Tài chính vừa có công văn xin ý kiến các bộ, ngành liên quan về đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu trong năm 2025 theo trình tự rút gọn. Trong văn bản này, Bộ đề nghị giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng.

Tổng cục Thuế cho biết, Temu đã được công ty chủ sở hữu đăng ký thuế qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài của Tổng cục Thuế.

Giá dầu đã tăng hơn 1 USD trong phiên 4/11 tại châu Á, sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, nhóm OPEC+, ngày 3/11 quyết định trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng thêm một tháng.