Làm rõ nguồn chi thường xuyên cho dự án có tính chất đầu tư

Sáng 7/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia. Đây là Dự án luật được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế, tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc, tạo động lực phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế.

Một trong những nội dung được đại biểu quan tâm là quy định nội dung chi ngân sách nhà nước thực hiện một số nhiệm vụ từ cả nguồn chi đầu tư và thường xuyên khi sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước. Theo đó, Dự thảo không quy định rõ về điều kiện cũng như mức độ giới hạn về mức vốn được sử dụng kinh phí chi thường xuyên cho nhiệm vụ, dự án mang tính chất đầu tư. 

Đại biểu Trần Khánh Thu - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình nêu ý kiến rằng: "Trong Dự thảo Luật cũng chưa quy định rõ về điều kiện được sử dụng kinh phí chi thường xuyên cho nhiệm vụ mang tính chất đầu tư và có giới hạn về tổng mức vốn tối đa cho nhiệm vụ chi hay không và các trường hợp sử dụng vốn chi thường xuyên có thể dẫn đến sự chồng chéo trong bố trí nguồn lực. Do vậy, chúng tôi đề nghị là cần quy định rõ quy mô, giới hạn, mức vốn tối đa được sử dụng nguồn chi thường xuyên để đảm bảo không tác động lớn đến cơ cấu ngân sách".

Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, trong thực tiễn, có thể phát sinh những khoản chi thường xuyên và chi đầu tư khác ngoài dự toán ban đầu. Tuy nhiên tất cả những khoản chi ngân sách nhà nước đều phải có trong hạng mục chi. Đề nghị không để tình trạng "tiền trảm hậu tấu" - Chính phủ, UBND tỉnh chi trước, sau đó mới báo cáo Quốc hội, HĐND tỉnh thông qua. Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo đưa ra các nguyên tắc xác định các khoản chi thường xuyên và đầu tư này.

Đề nghị đưa ra nguyên tắc thực hiện thực hiện đối với các khoản chi chưa phân bổ chi tiết, các đại biểu cho rằng, để bảo đảm tính khả thi, đúng quy định của pháp luật về thẩm quyền, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hiện tại, cần xem xét sửa đổi Điều 10 của Luật Ngân sách Nhà nước về dự phòng ngân sách nhà nước. Theo đó xem xét điều chỉnh tăng trần mức bố trí dự phòng ngân sách nhà nước mỗi cấp và bổ sung các nhiệm vụ chi được sử dụng từ nguồn dự phòng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tiếp tục chương trình của Kỳ họp thứ 8, sáng 7/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật. Đây là các dự án luật được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện đồng bộ thể chế, tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc, tạo động lực phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế.

Chiều 7/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10 có chủ đề “Hướng tới kết nối thông suốt vì một tiểu vùng Mekong hội nhập” được tổ chức với sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ, Trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

Ngày 7/11, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường.

Văn hóa chống lãng phí không chỉ đơn giản là việc tiết kiệm nguồn lực mà còn là hệ thống giá trị, thái độ, hành vi và lối sống được xây dựng trên nền tảng ý thức trách nhiệm của từng cá nhân và tổ chức trong việc quản lý và sử dụng tài nguyên. Nó bao gồm việc ngăn chặn các hành vi lãng phí trong mọi lĩnh vực, từ tài sản công, tài nguyên thiên nhiên cho đến tài chính và nhân lực.

Hình ảnh một xe tải trong lúc dừng chờ đã bất ngờ mất kiểm soát và bị trôi bánh ngược chiều đường được camera an ninh ghi lại đã gây xôn xao mạng xã hội.

Một vụ tai nạn đáng tiếc đã xảy ra tại xã Tân Hưng, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Một người đi xe máy cố tình phóng nhanh vượt ẩu để rồi hậu quả chính mình gánh chịu.