Lần đầu Việt Nam xuất khẩu khỉ sang Trung Quốc

Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã chính thức có văn bản thông báo với Cục Thú y đồng ý với mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu khỉ sống từ Việt Nam sang Trung Quốc.

Khỉ xuất khẩu sang Trung Quốc là khỉ đuôi dài nuôi, xuất khẩu với mục đích phục vụ nghiên cứu khoa học. Doanh nghiệp có thể đăng ký để xuất khẩu.

Chỉ doanh nghiệp đăng ký mới có thể xuất khẩu khỉ nhằm mục đích nghiên cứu khoa học

Để xuất khẩu được khỉ sang Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu và đáp ứng được các điều kiện được nêu trong Nghị định thư cần đăng ký để Cục Thú y tổng hợp, xác nhận và gửi Tổng cục Hải quan Trung Quốc xem xét, quyết định.

Như vậy, trong nhóm động vật và các sản phẩm từ động vật, bên cạnh các sản phẩm như sữa, tổ yến của Việt Nam, đến nay Việt Nam đã thêm một mặt hàng được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hội thảo lần thứ 12 (CIECI 2024) với chủ đề: “Chính sách và Thực hành xanh: Chất xúc tác hay sức ép cho Thương mại và Đầu tư” vừa được tổ chức tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Giá trị thương hiệu Việt Nam năm 2024 xếp thứ 32 trong số 193 quốc gia được đánh giá và đạt 507 tỷ USD.

Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024 đang diễn ra từ ngày 22 - 27/11 tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì.

Trước những thách thức của biến đổi khí hậu và áp lực phải tối ưu hóa chi phí trong sản xuất, các doanh nghiệp tại Việt Nam đang ngày càng chú trọng đến việc xanh hóa sản xuất. Đây không chỉ là một xu thế mà còn là yêu cầu tất yếu để hướng đến phát triển kinh tế bền vững.

Doanh thu sụt giảm mạnh, nhiều công ty con báo lỗ từ năm ngoái cho tới nay, lỗ lũy kế lên đến mức nghìn tỷ, nhiều khoản đầu tư có nguy cơ mất vốn - đó là thực trạng của Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Xi măng Vicem) được thanh tra Bộ Tài Chính công bố mới đây.

Theo thống kê, Việt Nam hiện có 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa, 9.000 chợ truyền thống, 54.008 doanh nghiệp bán lẻ và 208.995 doanh nghiệp bán buôn. Do đó, việc hỗ trợ chuyển đổi số bán buôn và bán lẻ không thể chậm trễ và cần đẩy mạnh theo hướng đưa toàn bộ hoạt động bán buôn, các doanh nghiệp, tạp hóa, cửa hàng bán lẻ từ môi trường thực lên môi trường số để tiếp cận khách hàng trên nhiều kênh số khác nhau, mang lại giá trị, hiệu quả cao hơn.