Làn sóng đầu tư mới đổ bộ vào ngành điện tử

Triển lãm quốc tế điện tử và thiết bị thông minh Việt Nam 2023 - IEAE Hà Nội được tổ chức nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam và các nước thiết lập mối quan hệ, thúc đẩy mở rộng hợp tác và nâng cao tiêu dùng, đồng thời đẩy nhanh sự phát triển của ngành điện, điện tử.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra sâu rộng, tác động đến toàn bộ nền sản xuất toàn cầu, tạo sự phát triển cho nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau.

Triển lãm quốc tế điện tử và thiết bị thông minh Việt Nam 2023 - IEAE Hà Nội được tổ chức nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam và các nước thiết lập mối quan hệ, thúc đẩy mở rộng hợp tác và nâng cao tiêu dùng, đồng thời đẩy nhanh sự phát triển của ngành điện, điện tử.

Doanh nghiệp điện tử đón làn sóng đầu tư mới.

Trong các đối tác thương mại của Việt Nam, Trung Quốc là quốc gia tiêu biểu xuất khẩu giá trị kim ngạch lớn nhóm các sản phẩm điện tử và thiết bị thông minh.

Năm 2022, kim ngạch nhập khẩu máy tính, sản phẩm điện tử, hàng điện gia dụng và linh kiện của Việt Nam từ Trung Quốc đạt trên 33 tỷ USD, chiếm hơn 31% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm sản phẩm này của Việt Nam từ thế giới. Có thể thấy làn sóng đầu tư từ các DN Trung Quốc đến thị trường Việt trong lĩnh vực này là rất lớn.

Ông Đinh Cường, Công ty Công nghệ Muxiang Thâm Quyến nói: “Thị trường việt nam rất nhiều tiềm năng, nhất là sựu quan tâm của các bạn trẻ tới các mặt hàng điện tử và thiết bị thông minh đang tăng rất nhanh, chúng tôi đến đây mong muốn tìm kiếm mở rộng thị trường và phát triển hoạt động kinh doanh tại đây”.

Bà Jenny, Công ty Điện tử đến từ Trung Quốc: “Việt Nam đang phát triển kinh tế rất mạnh mẽ, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và mức sống của người dân đang dần được cải thiện, Việt Nam là thị trường tiêu thụ tiềm năng của nhiều sản phẩm điện tử. Chúng tôi kỳ vọng sẽ có thể đầu tư kinh doanh tại đây và chọn Việt Nam là cơ sở sản xuất tiếp theo của mình”.

Tuy nhiên, để tận dụng tốt tiềm năng của thị trường và sự quan tâm từ các quốc gia khác, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần mở rộng cơ chế chính sách và nâng cao nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quốc tế.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Dung, Chuyên gia Trung tâm đổi mới sáng tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết. thống kê cho thấy 9 tháng năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu các mặt hàng điện thoại, máy tính, các sản phẩm điện tử, hàng điện gia dụng và linh kiện của Việt Nam từ thế giới đạt hơn 150 tỷ USD, giảm 10,7% so với năm 2022. Kim ngạch xuất nhập khẩu các mặt hàng này của Việt Nam với Trung Quốc đạt khoảng 43 tỷ USD, giảm 5,4%; trong đó, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc giảm 13,6%, ở mức 22,1 tỷ USD. Chính vì vậy, hoạt động xúc tiến thương mại như triển lãm lần này sẽ mở ra thêm cơ hội hợp tác cho cộng đồng doanh nghiệp, góp phần khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế toàn cầu và khu vực.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 21/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức lễ công bố và vinh danh top 10 doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2024.

Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) đã quyết định đình chỉ giao dịch cổ phiếu ITA của Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo từ ngày 26/9, do vi phạm quy định công bố thông tin.

Từ ngày 23/9 đến 27/9, thị trường chứng khoán có 35 doanh nghiệp chốt ngày giao dịch không hưởng quyền để nhận cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu.

Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam, nhiều nhà máy sản xuất hàng dệt và may mặc đã trở lại sản xuất ngay sau bão số 3, với tâm thế khẩn trương hoàn thành đơn hàng đã ký.

Sáng 21/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị “Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp tư nhân lớn nhằm tháo gỡ khó khăn, phát huy vai trò tiên phong, chủ động tham gia đầu tư các dự án lớn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội".

Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer - Mã: MCH) thông qua việc lấy ý kiến cổ đông trong tháng 10-11 về chia cổ tức tạm ứng cho năm 2024 và các vấn đề khác.