Làn sóng rủ nhau dừng mua nhà
Trên mạng xã hội có một group với tên gọi “Cộng đồng dừng mua nhà Hà Nội để tránh ngáo giá” được thành lập đã thu hút sự tham gia của hơn 100.000 thành viên.
Group được lập ra sau khi chứng kiến giá chung cư tăng phi mã, từ đó, làn sóng dừng mua nhà đang ngày càng lan rộng trên mạng xã hội.
"Sau một thời gian vô cùng mệt mỏi vì tìm mua nhà ở Hà Nội đầu năm 2024, tôi đã quyết định dừng lại và không quan tâm nữa. Tôi lập group để anh em "cùng quan điểm" động viên nhau, chia sẻ thông tin, trải nghiệm, kinh nghiệm nhằm giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình tìm mua nhà Hà Nội và chung tay đưa bất động sản Hà Nội về giá trị thực” - đó là một vài dòng chia sẻ chân tình của người thành lập group "Cộng đồng dừng mua nhà Hà Nội để tránh ngáo giá".
Rõ ràng về mục đích "đưa bất động sản Hà Nội về giá trị thực" - chỉ sau một thời gian ngắn, group này đã đạt hơn 100.000 người tham gia. Thành viên đa dạng độ tuổi, ngành nghề, nhưng có lẽ đông đảo nhất là những người đã phải "ngậm đắng nuốt cay" khi hết lần này đến lần khác, chưa thể mua được nhà ở Hà Nội vì giá tăng cao phi mã.
Thực tế, đà tăng giá chung cư đã xuất hiện ở nhiều dự án: Khu đô thị Royal City tăng 33%; Mỹ Đình Sông Đà - Sudico tăng 32%; Vinhomes West Point tăng 28%. Thậm chí, một số khu chung cư cũ, nhà tái định cư mức giá tăng đến 25%. Điều đáng buồn hơn, trong khoảng chục dự án mới mở bán, gần như không còn mức giá dưới 50 triệu đồng/m2.
Chị Phạm Quỳnh Anh, phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội chia sẻ: "Ước mơ mua chung cư với người trẻ có lẽ là quá xa vời. Thậm chí là theo kế hoạch của mình, phải đến 5 và 10 năm mới có thể mua được một căn chung cư".
Ông Trần Văn Long, chuyên gia bất động sản cho biết: "Trong khoảng chỉ 6 tháng trở lại đây, tại khu vực Hà Nội, giá chung cư đã tăng tương đối nhiều, tầm khoảng 20 đến 30%. Và hiện tại, để tìm một căn chung cư tầm 3 tỷ đổ lại có lẽ là rất khó. Cộng hưởng từ sức nóng của câu chuyện đấu giá đất thì điều này lại làm cho giá chung cư ngày càng tăng".
Việc chung cư "ngáo giá" một phần đến từ việc đầu cơ, thổi giá của các môi giới và sàn giao dịch bất động sản. Giờ đây, có tiền cũng chưa chắc mua được nhà với đúng giá trị thực của nó, vì thế làn sóng rủ nhau dừng mua nhà ở Hà Nội đang ngày càng phát triển trên mạng xã hội.
Không thể phủ nhận, giữa thởi điểm chung cư đang bị thổi giá quá mức như hiện nay, những group như “Cộng đồng dừng mua nhà Hà Nội để tránh ngáo giá” đang giúp người mua có những lời khuyên, chia sẻ hữu ích hơn trong việc sở hữu bất động sản. Song, mạng xã hội là không gian ảo, với nhiều luồng ý kiến và quan điểm trái chiều, người tham gia rất cần sự tỉnh táo, vừa để chọn lọc thông tin, vừa để đưa ra được những quyết định mua bán sáng suốt, tránh hiệu ứng đám đông để rồi 'tiền mất tật mang".
Sự phục hồi của nền kinh tế đang khiến thị trường bán lẻ sôi động trở lại. Cùng với đó phân khúc văn phòng cho thuê cũng đang sôi động trở lại nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp.
Thời gian qua, Đài Hà Nội đã có một loạt phản ánh về tình trạng giá bất động sản tăng cao phi lý, giá ảo, sốt ảo. Hành vi đầu cơ, mua bán trao tay đang khiến thị trường bị nhiễu loạn cả về giá, về nguồn cung và loạn cả về tâm lí người mua nhà, đất.
Sự phát triển của thị trường bất động sản chưa thực sự bền vững, còn tiềm ẩn yếu tố rủi ro, khiến giá một căn nhà trong ngõ nhỏ cũng bị đẩy cao phi lý.
Hiện tượng “trả giá cao, tạo sốt ảo rồi bỏ cọc” đến chiêu trò “tạo khan hiếm ảo” thổi giá chung cư, nhà đất để ăn chênh đang gây nhiễu loạn thị trường. Đề xuất về đánh thuế bất động sản lúc này đang nhận được nhiều sự ủng hộ của các chuyên gia.
Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản.
Ngân hàng Agribank chi nhánh Tràng An vừa thông báo bán đấu giá tài sản bảo đảm là hai ngôi biệt thự tại Khu đô thị Ciputra vào ngày 13/9 tới.
0