Lan toả ngôn ngữ Nga trong học sinh, sinh viên Việt Nam

Tiếng Nga hiện đang được dạy ở gần 40 cơ sở giáo dục của Việt Nam, từ bậc THPT đến đại học và nhiều nhất là trong các học viện của quân đội, dù tiếng Nga hiện không còn chiếm vị trí số một trong số các ngoại ngữ được người Việt Nam chọn học.

Trên thế giới, có lẽ chỉ duy nhất ở Việt Nam có 10 cơ sở giáo dục THPT dạy tiếng Nga như một môn học chuyên. Việc lan toả tình yêu tiếng Nga trong học sinh, sinh viên Việt Nam vẫn được ngành giáo dục hai nước thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau.

80 thí sinh xuất sắc nhất cả nước đã tham gia vòng Chung kết cuộc thi Olympic tiếng Nga quốc tế được tổ chức tại Hà Nội. Các em đã trải qua hai phần thi là thi viết và thi nói về một chủ đề bất kỳ bằng tiếng Nga. Ở phần thi viết, đề bài được đưa ra là xem một video gợi ý về những vấn đề thế giới đang phải đối mặt và sau đó viết một đoạn văn bằng tiếng Nga trình bày về hướng giải quyết.

Sinh viên Đỗ Vũ Bảo Ngọc - Trường Đại học Ngoại thương cho biết: "Cuộc thi này đòi hỏi chúng em những kiến thức về ngôn ngữ cũng như hướng giải quyết chung các vấn đề về xã hội như biến đổi khí hậu và một chút về kinh tế. Bài viết của em gồm hai luận điểm chính: luận điểm thứ nhất là thế giới của chúng ta đang thay đổi như thế nào và đang phải đối mặt với những vấn đề gì; phần thứ hai là chúng ta cần phải làm gì để thay đổi thế giới. Và giải pháp em đưa ra là con người phải sống với nhau bằng tình yêu thương, bằng sự chân thành để có thể kết nối lại được với nhau".

Hiện nay, Phân viện Puskin là phân viện duy nhất (trong số 10 phân viện trên thế giới) còn hoạt động và vẫn đang tích cực thực hiện việc tuyên truyền, quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Nga, khuyến khích việc dạy và học tiếng Nga ở Việt Nam”.

Nhiều thế hệ người Việt Nam đã lớn lên cùng với những cuốn sách văn học Nga như: Chiến tranh và Hòa bình, Thép đã tôi thế đấy, Sông Đông êm đềm... Và ngày nay, học sinh và sinh viên Việt Nam tiếp tục được tham gia vào nhiều lễ hội, cuộc thi quy mô lớn để “giữ lửa” tình yêu tiếng Nga, văn hoá và đất nước Nga.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo nói Bộ chủ trương không cấm giáo viên dạy thêm, chỉ cấm nếu họ vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy trò Trường tiểu học Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng đã tổ chức 60 năm thành lập trường và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.

Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, các trường học quận Hai Bà Trưng tổ chức lễ kỷ niệm và đón nhận Bằng khen của Thành phố và Bộ Giáo dục - Đào tạo; phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học hạnh phúc”; triển khai xây dựng “Văn hóa ứng xử, gắn với văn hóa học đường, vì một trường học hạnh phúc".

Sáng ngày 20/11, trường THPT Quang Trung, quận Hà Đông đã tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngành giáo dục và Đào tạo Thủ đô, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.

Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.