Làng bánh chưng Tranh Khúc hối hả vụ Tết
Làng Tranh Khúc (xã Duyên Hà) hiện có 104 hộ gia đình sản xuất bánh chưng dịp Tết Nguyên đán. Ước tính vụ Tết năm nay, mỗi hộ sẽ đưa ra thị trường khoảng hơn 10.000 chiếc bánh chưng, 70% để phục vụ cho khách hàng tại Hà Nội, còn lại 30% là bán ra các tỉnh, thành và xuất khẩu sang nước ngoài, phục vụ kiều bào xa quê.
Trong đó, bà Đặng Thị Thảo là chủ cơ sở sản xuất bánh chưng Điềm Thảo là một trong những hộ gia đình có truyền thống làm bánh lâu đời nhất nhì làng Tranh Khúc. Hơn 45 năm thuần thục với lá dong, gạo và đỗ, bà Thảo chỉ mất khoảng 20 giây để gói xong 1 chiếc bánh. Đang dịp cao điểm phục vụ Tết, mỗi ngày tại cơ sở này phân phối ra thị trường khoảng hơn 1.000 chiếc bánh chưng.
Bánh chưng làng nghề Tranh Khúc có đa dạng mức giá thành từ 50.000 - 200.000 đồng. Toàn bộ bánh đem đi xuất khẩu đều được kiểm định kỹ càng, được hút chân không và có tem mác của làng nghề sản phẩm OCOP.


Một họa sĩ trẻ đã không ngừng sáng tạo, mang những tác phẩm tranh dân gian Hàng Trống và Kim Hoàn đến gần hơn với công chúng.
Những di văn, gia phả và những di vật còn lại tại nhà thờ họ là minh chứng cho những thời kỳ lịch sử, cần được bảo tồn và lưu truyền làm cơ sở phát huy công nghiệp văn hóa.
Các bảo tàng và di tích lịch sử đang "chuyển mình" trở thành điểm đến hấp dẫn, không chỉ là điểm check-in mà còn là nơi để giới trẻ hiểu hơn về lịch sử, văn hóa.
Chương trình “Sáng mãi truyền thống phụ nữ Ba đảm đang” phác họa một trong những phong trào thi đua có sức lan tỏa lớn nhất thế kỷ XX, với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam “Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang”.
Chương trình chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt "Sáng mãi truyền thống phụ nữ Ba đảm đang" đã tổ chức thành công trong tối 22/3.
Ngành văn hóa đã chủ động sáng tạo, khai thác các giá trị lịch sử - văn hoá kết hợp với sáng tạo và công nghệ để tạo nên nét đặc sắc riêng, thu hút công chúng và du khách.
0