Làng mạc Hungary hướng tới phát triển bền vững

Nhiều ngôi làng ở Hungary đang nỗ lực áp dụng các nguyên tắc phát triển bền vững để cải thiện chất lượng cuộc sống của cư dân và thu hút khách du lịch.

Ngôi làng Papateszer ở Hungary sở hữu nhiều hệ thống thiết bị thân thiện với môi trường, ví dụ như cối xay nước hoặc những tấm pin mặt trời trên mái nhà.

Ban đầu, trưởng làng Papateszer mong muốn tiết kiệm tiền điện nên ông bắt đầu hiện đại hóa hệ thống cách nhiệt và sưởi ấm, cũng như lắp đặt các tấm pin mặt trời. Các tấm pin này tạo ra đủ điện cho dân làng, khi giá năng lượng tăng vọt ở Hungary.

Ngôi làng Papateszer ở Hungary sở hữu nhiều hệ thống thiết bị thân thiện với môi trường.

Ông Bela Volfinger, trưởng làng Papateszer, cho biết: “Hơn hai năm, chúng tôi đã hoàn toàn không sử dụng khí đốt. Vì vậy, khi giá khí đốt tăng đột ngột trong một năm rưỡi qua, về cơ bản, nó không ảnh hưởng đến chúng tôi”.

Năng lượng tái tạo và các tòa nhà xanh  đã làm cho thị trấn nhỏ này trở nên hấp dẫn đối với các gia đình có con nhỏ, khách du lịch và nhà đầu tư. Trưởng làng cho biết dòng người liên tục đổ về đây tham quan.

Những tấm pin mặt trời trên mái nhà.

Trong vòng vài năm, hàng chục gia đình đã chuyển đến sống tại làng Papateszer, nơi mà dân số hiện tại đã lên đến 1.200 người. Một số cư dân đã xây dựng hệ thống riêng để cung cấp năng lượng cho gia đình và doanh nghiệp của họ.

Ông Sandor Schwarz kể lại: “Theo như tôi biết, tôi là người đầu tiên bắt tay vào cải tạo cối xay nước. Sau đó, những người khác trong làng cũng học theo nên chúng tôi đã bắt đầu một kế hoạch biến khu vực mình ở thành một nơi bền vững và thân thiện với môi trường. Chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện kế hoạch này”.

Ông Sandor Schwarz là người đầu tiên trong làng bắt tay vào cải tạo cối xay nước.

Thị trưởng Volfinger cho biết ông có kế hoạch phát triển du lịch bằng cách tận dụng 25 cối xay nước không còn sử dụng làm điểm tham quan và chỗ ở.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Gần như mọi sự chú ý đều đang đổ dồn vào nhiệm kỳ mới của Tổng thống Donald Trump, khi các chính sách kinh tế của ông dường như sẽ mang lại những thay đổi cơ bản cho nền kinh tế toàn cầu.

Trưởng đoàn khí hậu Liên hợp quốc Simon Stiell kêu gọi hành động thực chất - lời kêu gọi được đưa ra khi COP29 bước vào tuần làm việc cuối cùng.

Tin tức về việc Mỹ cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa làm dấy lên lo ngại về khả năng leo thang xung đột. Tờ Le Figaro của Pháp đưa tin, ngay sau khi Mỹ bật đèn xanh cho Ukraine, thì Anh và Pháp cũng có động thái tương tự, tuy nhiên sau đó, tờ Le Figaro đã gỡ bài đăng này.

Tổng thống Sri Lanka Dissanayake vẫn tiếp tục kiêm nhiệm chức Bộ trưởng Tài chính và tái bổ nhiệm bà Harini Amarasuriya làm Thủ tướng nước này.

Xung đột Ukraine leo thang khi Mỹ “bật đèn xanh” cho phép Kiev sử dụng tên lửa tầm xa tấn công vào sâu lãnh thổ Nga, còn Moscow cảnh báo đáp trả. Một số chuyên gia nhận định, động thái này của chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ khiến Tổng thống đắc cử Trump gặp khó khăn trong việc sớm chấm dứt chiến sự.

Xung đột Nga - Ukraine bước vào một bước ngoặt mới khi Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đã cho phép Kiev dùng vũ khí viện trợ tầm xa để tấn công sâu vào Nga.