Làng nghề Trát Cầu nhộn nhịp khi tiết trời chuyển lạnh

Đến với làng Trát Cầu, xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, nơi được mệnh danh là thủ phủ của chăn, ga, gối, đệm, ai cũng dễ dàng cảm nhận nhịp sống hối hả và sôi động ở nơi đây khi thời tiết giao mùa.

Tại làng Trát Cầu, từ những con ngõ nhỏ đến các xưởng sản xuất lớn, đâu đâu cũng tràn ngập không khí làm việc ngay từ sáng sớm.

7 giờ sáng, anh Nguyễn Trọng Nguyên Khánh, một người con của làng Trát Cầu đã bắt đầu ngày mới với việc nhập hàng và lên đơn để giao cho khách. Vào mùa cao điểm, anh Khánh phải dậy sớm hơn thường ngày để kịp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của mặt hàng chăn, ga, gối khi mùa đông sắp đến.

Với anh Khánh và nhiều người dân nơi đây, những ngày này, tuy khối lượng công việc có phần nhiều hơn, nhưng mọi người đều thấy vui vì sản phẩm của làng mình vẫn có chỗ đứng trong thị trường chăn, ga, gối phong phú hiện nay.

Tại nhà ông Vũ Văn Luông, không khí làm việc cũng không kém phần rộn ràng khi cả gia đình, từ hai vợ chồng ông, đến cậu con trai đều khẩn trương nhập kho các sản phẩm chăn, ga, gối, đệm của bà con trong làng sản xuất. Những chiếc chăn dành cho mùa lạnh đã sẵn sàng được đưa đi phân phối khắp nơi, mang lại hơi ấm cho bao gia đình trong những ngày đông sắp tới.

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất tăng cao vào mùa này, các xưởng sản xuất chăn, ga, gối ở làng Trát Cầu luôn tất bật từ sáng đến tối.

Xưởng sản xuất của anh Nguyễn Văn Thiện cũng vậy. Miệt mài bên máy may, những người thợ ở đây luôn cố gắng chuẩn chỉ từng đường may, từng lớp vải để tạo nên những sản phẩm chất lượng, đem đến tay người dùng.

Còn tại khu vận chuyển của làng nghề Trát Cầu, những người quản lý bãi cũng đang tất bật điều phối công việc. Những chuyến xe chở nguyên vật liệu nhập khẩu liên tục ra vào để bốc dỡ và phân phối cho các hộ sản xuất trong làng.

Với nhịp sống tất bật và không khí lao động rộn ràng mỗi ngày, bao năm qua, làng nghề chăn, ga, gối Trát Cầu đã khẳng định sức sống bền bỉ của một làng nghề, đã và đang dệt nên những giá trị thực sự chất lượng cho cuộc sống của người Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nếu bạn đã thấy hơi lạnh tràn về trên phố mỗi sớm mai, đã thấy cuốn lịch trên tường mỏng dần đi theo ngày tháng... thì cho dù có bận rộn để hoàn thành kế hoạch của năm, cho dù có đang mải miết chinh chiến vì áo vì cơm, cũng có đôi lần lòng chùng xuống. Vì ngoài kia, tháng 12 đã về, đã lấp ló đâu đó, trên vệt nắng vàng nhạt đầu ngày, trong cơn gió se se mỗi sáng, trong những đêm lành lạnh một mình.

Hà Nội về đêm có hai thứ ánh sáng rực rỡ nhất, một là ánh đèn, hai là ánh sáng tỏa ra từ sự nỗ lực của rất nhiều người trẻ.

Ngày xưa, khi cuộc sống còn khó khăn và thiếu thốn, có những món ăn giản dị nhưng lại chứa đựng bao nhiêu tình cảm và kỷ niệm. Một trong những món ăn đặc trưng của làng quê thời ấy chính là châu chấu rang. Không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận món ăn này ngay từ lần đầu, nhưng nếu đã một lần thử thì hương vị thơm lừng đậm đà từ châu chấu rang sẽ khiến lòng người khó quên.

Sáng 11/12, Sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức buổi tọa đàm “Triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.

Thưởng thức từng hạt xôi dẻo, từng viên kem ngọt thơm trên những con phố của Hà Nội, dù là mùa đông hay hè cũng đều đem lại cảm giác thật khó quên.

Sinh ra và lớn lên ở làng rối nước truyền thống hơn 300 năm - làng Đào Thục (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, đắm chìm trong không gian nghệ thuật này khiến nghệ nhân Nguyễn Văn Phi có duyên với những con rối. Hiện ông là người chế tác rối nước thủ công duy nhất của phường múa rối nước này.