Làng ngoại thành Hà Nội nói không với vàng mã

Việt Nam có khoảng 100 triệu dân, cứ quy ra một cách tương đối thì sẽ có khoảng 20 triệu hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình một năm chỉ cần đốt khoảng 200 ngàn đồng tiền vàng mã thì với 20 triệu hộ, có khoảng 4.000 tỷ đồng bị đốt. Con số này phần nào nói lên việc lãng phí tiền bạc khi đốt vàng mã. Ngoài ra còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ và ô nhiễm môi trường. Việc đốt vàng mã hoàn toàn có thể thay đổi được, bắt đầu từ nhận thức. Và tại một xã ngoại thành ở huyện Thanh Oai, Hà Nội từ lâu đã thực hiện nếp sống văn minh, nói không với vàng mã.

Tại ngôi chùa Khê Tang, xã Cự Khê, ngay từ khi bước chân vào cổng chùa, người dân có thể nhìn thấy tấm biển quy định không mang vàng mã đặt ngay ngắn. Kể từ khi về trụ trì, ni sư Thích Đàm Dung đã dành nhiều thời gian để tuyên truyền, giảng giải cho người dân trong làng về tác hại của việc đốt vàng mã bởi hành vi này không có trong những điều Phật dạy.

Người dân trong làng Khê Tang cũng không còn cúng vàng mã trên ban thờ ông bà, tổ tiên.

Thay đổi nhận thức từ việc không đốt vàng mã trong chùa, đến nay trong mỗi gia đình, người dân trong làng Khê Tang cũng không còn cúng vàng mã trên ban thờ ông bà, tổ tiên. Đặc biệt, quy định không cúng, đốt vàng mã cũng đã được đưa vào quy ước trong mỗi dòng họ. Như tại họ Nguyễn Hữu, nhờ sự tuyên truyền của ni sư trụ trì chùa Khê Tang, gần 10 năm nay trong dòng họ đã nghiêm túc thực hiện việc nói không với đốt vàng mã. Thói quen này được con cháu trong gia đình ủng hộ bởi sự tiết kiệm và văn minh, đồng thời cũng lan tỏa đến những người đang sinh sống xa quê.

Khu vực đốt vàng mã ở chùa Khê Tang từ lâu đã không còn đỏ lửa. Mong cầu những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình là điều đáng trân quý, nhưng nó không đến từ việc đốt nhiều hay ít vàng mã. Bỏ hẳn thói quen đốt vàng mã, cuộc sống của người dân ở ngôi làng ngoại thành Hà Nội này vẫn bình yên và ngày càng phát triển.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tối 26/4, làng nghề Lệ Mật, phường Việt Hưng, quận Long Biên đã tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận điểm du lịch Lệ Mật vào danh sách các điểm du lịch trên địa bàn Thành phố Hà Nội và khai mạc tuần văn hóa - thương mại - làng nghề gắn với lễ hội truyền thống Lệ Mật. Tới dự chương trình có Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà.

Hướng đến ngày kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), nhiều họa sĩ đã dành nhiều tâm huyết sáng tác các bức tranh dự thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn, do Cục Văn hóa cơ sở phát động từ ngày 24/10/2023.

Tại Hà Nội đang diễn ra triển lãm mỹ thuật mang tên "Thăng Long hội tụ" với sự tham gia của nhiều các nghệ sĩ, họa sĩ tài hoa.

Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã tổ chức buổi ra mắt tự truyện "Sống đến bình minh" của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh.

Hà Nội có trên 1.200 di tích được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, sự giàu có về văn hóa của Hà Nội vẫn chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng.

Từ một công trình công cộng đường phố đơn thuần, với sự sáng tạo của các nghệ sỹ, cầu vượt đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm, đã biến thành một không gian nghệ thuật hấp dẫn và đặc sắc.