Lành mạnh hoá hoạt động livestream quảng cáo

Trong bối cảnh mua sắm online ngày càng phổ biến, sự xuất hiện của hàng loạt KOL, KOC và các streamer livestream bán hàng trên các trang mạng xã hội và sàn thương mại điện tử Việt Nam đã mang đến làn gió mới. Cơ hội là rất nhiều nhưng đi kèm với đó là những thách thức trong quản lý.

Xu hướng bán hàng trực tuyến ngày nay đã phát triển khái niệm người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, hay còn gọi là “chiến thần livestream” khi liên tục lập kỷ lục mới về doanh thu, có thể lên tới hàng tỷ đồng lợi nhuận sau vài giờ phát sóng. Thành công là thực nhưng đặt ra câu hỏi về trách nhiệm phát ngôn, sáng tạo sao cho môi trường mạng tích cực, lành mạnh, cùng với đó là sự chung tay quản lý của Nhà nước và các đơn vị trực tiếp thực hiện quảng cáo.

Chị Nguyễn Quỳnh Trang - KOC chia sẻ: "Đối với những mặt hàng có những đặc thù cá nhân, ví dụ như mỹ phẩm thì việc mình có một thương hiệu cá nhân uy tín cũng sẽ giúp cho khách hàng của mình có thể tin tưởng hơn và sẽ mang tính bền vững tốt hơn khi làm công việc này. Khi mình biết được cái nào là tốt, cái nào là xấu thì mình sẽ có những cách để có thể nhận lời và cũng như là chia sẻ được những dòng sản phẩm tốt. Từ đấy, mình mới có thể xây dựng một thương hiệu cá nhân chính xác và đem lại độ uy tín cho khách hàng".

Sự thiếu ràng buộc pháp lý đôi khi làm streamer giảm uy tín cá nhân. Một số bộ phận sẵn sàng bỏ qua yếu tố chất lượng, nguồn gốc sản phẩm, sử dụng lời nói thiếu văn hóa, tiếp tay chia sẻ tin giả, nội dung độc hại… chỉ vì mức hoa hồng hấp dẫn.

Chị Ngô Thị Ngọc Dung - Quản lý Booking quảng cáo KOL/KOC cho hay: "Đối với việc lên hình của các bạn, bên mình luôn kiểm soát ngay từ đầu, tức là bên mình sẽ có những quy định riêng dành cho các bạn như việc ăn mặc như thế nào khi lên hình, từ ngữ nói ra sao để không vi phạm chính sách và bản thân nhãn hàng muốn các bạn tập trung vào những tính năng gì của sản phẩm".

Vừa qua, góp ý về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo tại phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu nhất trí với việc sửa đổi, bổ sung khái niệm, quyền và nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Qua đó khắc phục tình trạng quảng cáo kém chất lượng hoặc sai sự thật, gây bức xúc và ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Dự thảo cũng đề xuất chế tài xử lý nghiêm các hành vi lừa đảo, trục lợi.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, cần tạo lập hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, thống nhất; tránh chồng chéo với hệ thống pháp luật khác có liên quan để nâng cao trách nhiệm, năng lực của các chủ thể tham gia hoạt động quảng cáo.

Sắp tới, dự án luật sửa đổi tiếp tục được thảo luận chi tiết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV nhằm thúc đẩy quy chế phối hợp liên ngành, siết chặt quản lý; làm rõ các khái niệm, quy trình, tạo cơ chế phù hợp để doanh nghiệp khai thác livestream hiệu quả.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND tỉnh Bắc Ninh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính gần 8,7 tỷ đồng đối với Công ty cổ phần Tập đoàn Hanaka cùng 15 cơ sở sản xuất tại Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá vì hàng loạt vi phạm về môi trường, phòng cháy chữa cháy và xây dựng.

Một em học sinh do đi nhanh, không quan sát kịp đã gặp tai nạn và bị xe tải cán qua.

Sau nhiều năm chậm tiến độ, tuyến đường Vũ Quỳnh, quận Nam Từ Liêm, dự kiến sẽ giải phóng mặt bằng và hoàn thành thi công trong năm 2025.

Bị trừ hết điểm bằng lái, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện trong thời gian 6 tháng. Đây là quy định tại Thông tư 65 năm 2024 của Bộ Công an quy định kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ để được phục hồi điểm giấy phép lái xe (GPLX).

UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố".

Tại kỳ họp chuyên đề ngày 19/11 vừa qua, HĐND thành phố đã thông qua đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội’’.