Lấy văn hoá là nguồn lực phát triển Thủ đô Hà Nội
Hà Nội hướng đến phát triển bền vững dựa trên nguồn lực văn hóa mà thành phố đã cam kết khi gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO. Ngoài chủ trương, cơ chế, chính sách, thời gian qua Hà Nội tiếp tục đầu tư thỏa đáng cho lĩnh vực văn hóa. Những quy định mới và điểm ưu đãi, vượt trội dành cho phát triển văn hóa đã được nêu trong một số điều của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) chính là sự tháo gỡ bước đầu cho vấn đề trọng tâm của thành phố trong phát triển công nghiệp văn hóa.
Thạc sĩ Trần Dũng Hải, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, cho biết: "Phát triển công nghiệp văn hoá là một định hướng lớn, đầu tư cho văn hoá là đầu tư cho tương lai. Tôi mong rằng thành phố tiếp tục quan tâm tới vấn đề này, và trong Luật Thủ đô cần cụ thể hoá những định hướng này. Đây là cơ hội để Hà Nội có thể xây dựng những chính sách riêng đặc thù, tiếp tục khẳng định lựa chọn của mình trong đầu tư cho văn hoá, con người Thủ đô".
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã dành Điều 21 riêng về văn hóa thể thao. Trong Điều 39 về đầu tư theo đối tác công tư, Điều 41 về quản lý tài sản công và khai thác hạ tầng cũng đưa vấn đề văn hóa vào. Dự thảo luật cho phép thành phố Hà Nội áp dụng quản lý, vận hành và khai thác tài sản công theo phương thức nhượng quyền kinh doanh.
Liên quan tới công tác bảo vệ, tu bổ di tích, một số ý kiến đề xuất có sự lồng ghép, phân cấp cho Hà Nội trong quản lý, tu bổ, phát huy giá trị di sản, di tích để phù hợp với tình hình thực tế.
Việc đưa vào dự thảo Luật Thủ đô các quy định mang tính gỡ bỏ các “nút thắt” về quản lý, đầu tư sẽ giải quyết những vấn đề rất cấp bách hiện nay. Luật Thủ đô (sửa đổi) khi được Quốc hội thông qua sẽ tạo cơ hội cho Hà Nội phát triển toàn diện, trong đó điểm nhấn là sự phát triển đột phá của văn hóa.
Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.
Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.
Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".
Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.
Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).
0