Lấy ý kiến đối với dự thảo Quy hoạch Thủ đô
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 246/KH-UBND về việc triển khai lấy ý kiến đối với dự thảo Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, thực hiện các quy định của pháp luật về quy hoạch, các kế hoạch triển khai tổ chức lập Quy hoạch Thủ đô của UBND thành phố Hà Nội, việc ban hành Kế hoạch triển khai lấy ý kiến đối với dự thảo Quy hoạch Thủ đô Hà Nội nhằm đảm bảo thống nhất chỉ đạo của UBND thành phố và đẩy nhanh tiến độ, chất lượng lập quy hoạch, chuẩn bị tổ chức trình thẩm định, phê duyệt theo quy định.
Theo yêu cầu của UBND thành phố, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, cơ quan lập Quy hoạch Thủ đô sẽ chuẩn bị thành phần hồ sơ lấy ý kiến gồm gồm Báo cáo Quy hoạch Thủ đô; Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô; Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch Thủ đô; hệ thống sơ đồ, bản đồ thể hiện nội dung quy hoạch theo quy định.
Việc lấy ý kiến được thực hiện đối với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan; UBND các tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội; các sở, ban ngành thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã và cộng đồng dân cư, cơ quan, tô chức, cá nhân có liên quan.
UBND thành phố yêu cầu các sở, ngành thành phố chịu trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Viện, các đơn vị tư vấn trong việc nghiên cứu các nội dung đề xuất tích hợp vào Quy hoạch Thủ đô, danh mục các dự án ưu tiên đầu tư của ngành, lĩnh vực, địa bàn theo chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền. Phối hợp với cơ quan lập Quy hoạch Thủ đô, đôn đốc, liên hệ với các đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ để lấy ý kiến đối với dự thảo Quy hoạch Thủ đô.
Về việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan, UBND thành phố giao UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm thông báo việc lấy ý kiến về Quy hoạch Thủ đô đến UBND cấp xã và các cơ quan, tổ chức đóng tại địa bàn. UBND cấp xã có trách nhiệm thông tin việc lấy ý kiến về quy hoạch đến cộng đồng dân cư và cá nhân có liên quan.
Cộng đồng dân cư, tổ chức và cá nhân góp ý quy hoạch trực tiếp trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch hoặc gửi văn bản góp ý tới cơ quan lập Quy hoạch Thủ đô.
Theo kế hoạch, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội gửi hồ sơ tới các đơn vị có liên quan trong tháng 10/2023.
Thời gian tiếp nhận các góp ý của các đơn vị có liên quan trong tháng 11/2023. Thời gian tiếp thu, hoàn thiện nội dung quy hoạch trong tháng 11/2023.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, từ ngày 1/8/2024 đến trước ngày 30/6/2025, Hà Nội tiến hành kiểm kê đất đai và quyết tâm hoàn thành Dự án đầu tư xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trong năm 2025.
Sau một thời gian tạm lắng, giá rao bán đất nền ven đường Vành đai 4 tiếp tục được đẩy lên. Nhiều chuyên gia cho rằng đất tại các khu vực này từng tăng giá nhiều lần, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ trước khi xuống tiền.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599 ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 trên địa bàn thành phố.
Theo Luật Đất đai 2024, giá đất được xây dựng theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, hiểu giá trị trường như thế nào? Làm sao có bảng giá đất phù hợp? Những câu hỏi này xuất phát từ rất nhiều vướng mắc trong thực tiễn đòi hỏi cơ quan chức năng phải giải quyết.
Xu hướng bất động sản thế giới hướng đến tiêu chí xanh và Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc đua này. Số lượng dự án xanh hiện tại vượt xa mục tiêu đề ra, cho thấy nỗ lực chuyển đổi mạnh mẽ của ngành bất động sản Việt Nam.
0