Lễ đón cấp Nhà nước Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Hôm nay, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 12 – 13/12/2023, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng và Phu nhân.

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình được tổ chức trọng thể theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì. Tại Hoàng Thành Thăng Long, Bộ Tư lệnh pháo binh đã thực hiện nghi thức bắn 21 phát đại bác chào mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Đoàn đại biểu cấp cao.

Chuyến thăm lần này diễn ra vào thời điểm rất có ý nghĩa khi hai nước kỷ niệm 15 năm thiết lập Quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện (2008-2023). Đây là dấu mốc quan trọng khẳng định mong muốn và quyết tâm đưa quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống, Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc lên một tầm cao mới, tiếp tục đi vào chiều sâu, hiệu quả.

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng gần gũi có nhiều nét tương đồng về văn hóa, xã hội. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 18/1/1950. Trong chặng đường 73 năm qua, mặc dù có những lúc thăng trầm, nhưng tình hữu nghị, hợp tác vẫn là dòng chảy chính, trở thành tài sản chung quý báu của hai dân tộc, góp phần duy trì xu thế phát triển ổn định quan hệ hữu nghị truyền thống Việt - Trung, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.

Ðặc biệt, kể từ khi bình thường hóa năm 1991 đến nay, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đã phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, an ninh, quốc phòng. Giao lưu và tiếp xúc cấp cao được duy trì thường xuyên bằng nhiều hình thức linh hoạt. Qua các chuyến thăm và tiếp xúc, lãnh đạo cấp cao hai Ðảng, hai nước đã đạt nhiều nhận thức chung quan trọng, góp phần củng cố và tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực, là định hướng chiến lược nền tảng, lâu dài cho sự phát triển lành mạnh, ổn định của quan hệ Việt - Trung.

Hai bên đã xác định phát triển quan hệ hai nước theo phương châm “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Năm 2008, hai bên nhất trí thiết lập khuôn khổ Quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, khung hợp tác cao nhất, nội hàm sâu rộng nhất trong quan hệ của Việt Nam với các nước trên thế giới. Trung Quốc cũng là quốc gia đầu tiên cùng Việt Nam xây dựng khuôn khổ hợp tác này.

Những năm gần đây, mặc dù bối cảnh môi trường hợp tác toàn cầu chịu nhiều tác động tiêu cực từ các cuộc xung đột và đại dịch, song những cuộc trao đổi, tiếp xúc cấp cao Việt Nam - Trung Quốc vẫn diễn ra thường xuyên với nhiều hình thức linh hoạt đã giúp thúc đẩy tăng cường tin cậy chính trị giữa hai Đảng, hai Nhà nước. Quan hệ hai nước đã có những bước tiến triển mới. Với nỗ lực chung của cả hai bên, Quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Trung Quốc về tổng thể tiếp tục duy trì đà phát triển ổn định, đạt nhiều thành quả quan trọng. Hai bên duy trì tiếp xúc cấp cao và thiết lập cơ chế hợp tác, giao lưu giữa các Ban Đảng ở Trung ương.

Đặc biệt, gần đây nhất, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào tháng 10/2022. Chuyến thăm đã tạo xung lực mạnh mẽ để hai nước không ngừng củng cố và tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện, tạo nền tảng thuận lợi đưa quan hệ Việt - Trung bước sang giai đoạn phát triển mới, toàn diện và bền vững.

Trong những năm qua, hợp tác thương mại tiếp tục là điểm sáng trong quan hệ hai nước. Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc 59 tỷ USD, tiếp tục giữ vị trí đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác thương mại lớn thứ 4 của Trung Quốc tính theo quốc gia đơn lẻ. Trong 10 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt 138,9 tỷ USD. Trong 10 tháng đầu năm 2023, đầu tư của Trung Quốc đạt hơn 2,5 tỷ USD với 555 dự án, là nhà đầu tư FDI lớn thứ 4 tại Việt Nam. Lũy kế đến ngày 20/10/2023, Trung Quốc duy trì vị trí thứ 06/143 quốc gia/vùng lãnh thổ đầu tư FDI vào Việt Nam với 4.105 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt hơn 26,5 tỷ USD.

Trung Quốc nhiều năm dẫn đầu về lượng du khách đến Việt Nam. Trong 10 tháng đầu năm, Việt Nam đã đón 1,3 triệu lượt khách Trung Quốc, đứng thứ 2 trong số các thị trường gửi khách đến Việt Nam.

Những thành quả trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 73 năm qua là tài sản quý báu của nhân dân hai nước. Chủ trương nhất quán của Việt Nam coi trọng quan hệ với Trung Quốc, mong muốn phát triển quan hệ lâu dài, ổn định, ngày càng hiệu quả, thực chất theo tinh thần nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước. Trong thời gian tới, Việt Nam sẵn sàng cùng Trung Quốc tăng cường hơn nữa tin cậy chính trị, đi sâu hợp tác trên các lĩnh vực, giúp Quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển ổn định, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, đồng thời đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.

Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.

Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.

Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".

Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.

Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).