Lễ hiến tế Eid al-Adha tại Indonesia và Pakistan

Người Hồi giáo trên khắp thế giới đã tổ chức lễ Eid al-Adha bằng những lời cầu nguyện và việc hiến tế gia súc để tưởng nhớ sự hy sinh của nhà tiên tri Ibrahim.

Đây là một trong hai lễ hội chính của đạo Hồi mà đỉnh cao là cuộc hành hương Hajj hàng năm.

Lễ Eid al-Adha còn được gọi là lễ Idul Adha được tổ chức nhằm tưởng nhớ sự hy sinh của nhà tiên tri Ibrahim để chứng minh niềm tin mạnh mẽ đối với Đức Allah.

Theo kinh thánh, nhà tiên tri Ibrahim đã sẵn sàng hy sinh con trai của mình cho Allah. Cảm động trước sự hy sinh đó,  Allah đã ban cho ông một con cừu để thay thế. Từ đó, sự hy sinh và đức tin trở thành một phần vĩnh viễn trong đời sống của người Hồi giáo.

Trong những ngày này, tại nhiều vùng của Indonesia, người dân đổ về các nhà thờ Hồi giáo địa phương. Họ thực hiện nghi lễ cầu nguyện được gọi là Salah và xếp hàng để hiến tế các vật nuôi như bò, dê và cừu.

Người Indonesia coi dịp lễ này là ngày chia sẻ bởi các gia đình có thể mua chung một con bò, một con dê hay đơn giản chỉ là cùng nhau đến các nhà thờ, cầu nguyện, chứng kiến lễ hiến tế và chờ nhận những phần thịt được chia sau đó.

Bò là một trong những động vật hiến tế trong ngày lễ Eid al-Adha.

Còn tại Pakistan, quốc gia có 97% người dân theo đạo Hồi, hàng triệu người Hồi giáo bắt đầu lễ Eid al-Adha bằng những lời cầu nguyện tại các nhà thờ Hồi giáo và không gian mở trên khắp đất nước.

Bất chấp giá động vật hiến tế tăng vọt, nhiều người Pakistan vẫn giết dê, bò, bò đực và thậm chí cả lạc đà trong ba ngày lễ Eid. Sau lễ hiến tế, thịt được chia cho gia đình, bạn bè và tặng cho người nghèo.

Ngày lễ Eid al-Adha không cố định hằng năm mà tùy thuộc vào việc quan sát Mặt Trăng. Dịp lễ này thường diễn ra vào khoảng hai tháng sau tháng lễ Ramadan và lễ Idul Fitri, dịp lễ lớn nhất trong năm của người Hồi giáo.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo tờ Maariv của Israel, các lực lượng quân sự Israel đang gặp phải những thách thức đáng kể trong việc đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái từ nhóm Houthi.

Thủ lĩnh lực lượng đối lập Syria Hayat Tahrir al-Sham (HTS), ông Ahmed al-Sharaa, ngày 22/12 khẳng định với lãnh đạo cộng đồng người Druze ở Liban rằng Syria sẽ không can thiệp tiêu cực vào Liban và cam kết tôn trọng chủ quyền của nước láng giềng.

Ngày 22/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định việc nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là "khả thi", nhưng Kiev sẽ phải nỗ lực thuyết phục các đồng minh để điều này thành hiện thực.

Ngày 22/12, lãnh tụ Tối cao của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, Đại giáo chủ Ayatollah Seyyed Ali Khamenei, đã lên tiếng bác bỏ các cáo buộc rằng Iran đã mất các lực lượng ủy nhiệm tại khu vực Tây Á.

Phong trào Hồi giáo Hamas cho biết một thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza “đang ở gần hơn bao giờ hết” nếu Israel không đưa ra thêm điều kiện mới.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã cáo buộc Panama tính phí quá cao khi sử dụng kênh đào Panama và cảnh báo sẽ yêu cầu đồng minh giao lại kênh đào này nếu Panama không quản lý kênh đào theo cách chấp nhận được.