Lễ hội Mường Xia, văn hóa độc đáo của đồng bào Thái

Lễ hội Mường Xia là sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng độc đáo, đậm đà bản sắc và gắn với đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của cộng đồng người Thái tại huyện miền núi Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Lễ hội cũng là dịp để người dân trong vùng tri ân, tưởng nhớ công ơn của tướng quân Tư Mã Hai Đào - người có công lao to lớn tiến quân lên vùng biên viễn, diệt trừ quân xâm lược, trấn ải biên cương và mang lại cho người dân dọc biên giới phía tây Thanh Hoá cuộc sống yên lành, no ấm.

Theo Dư Địa chí huyện Quan Sơn, Tướng quân Tư Mã Hai Đào là người họ Hà, sinh ra ở Mường Đào (xã Điền Quang, huyện Bá Thước) mồ côi cha mẹ từ rất sớm. Thuở nhỏ ông là đứa trẻ thông minh, đam mê luyện tập cung, kiếm.

Khi ấy giặc phương Bắc đang rình rập biên giới đất liền miền Tây xứ Thanh, ông đã xin cấp binh mã, vũ khí, lương thực để lên trấn ải vùng biên cương. Sau khi biên giới thanh bình, ông đã chọn Mường Xia làm thủ phủ.

Từ đó, Mường Xia trở nên sầm uất, dân cư tập trung đông đúc, các hoạt động giao thương trở nên tấp nập. Khi về già, Tư Mã Hai Đào mất tại Mường Xia. Nhớ ơn người đã có công gìn giữ biên cương của Tổ quốc, mang lại ấm no cho bản làng. Hàng năm cứ đến ngày mùng 9 - 10 tháng 2 (âm lịch) đồng bào lại tổ chức lễ hội Mường Xia.

Lễ cúng tại nơi an táng Tướng quân Tư Mã Hai Đào

Để chuẩn bị cho lễ hội, trước ngày chính lễ, thầy mo đại diện Mường Xia chuẩn bị một mâm lễ cúng gồm thịt lợn, thịt gà, vò rượu cần, vải thổ cẩm, tiền, vòng tay, vòng cổ bằng bạc, trầu cau, hương, hoa quả đến đền thờ Tư Mã Hai Đào để xin phép ngài và các vị thần linh cho Mường Xia được tổ chức lễ hội.

Lễ tế được tổ chức ở nhiều nơi ghi dấu ấn của Tướng quân Tư Mã Hai Đào

Sáng hôm sau, trong không khí tưng bừng, rộn ràng tiếng nhạc, rực rỡ trang phục bản địa, ban tổ chức, Nhân dân huyện Quan Sơn và du khách thập phương sẽ tập trung tại khu hòn đá vía để khai hội, cúng vía cho đất Mường Xia và rước kiệu, mâm lễ về đền thờ Tư Mã Hai Đào. Về đến đền thờ, đội cúng nhanh chóng mang đồ lễ ra chân núi Pha Dùa (nơi đồng bào an táng Tướng quân Tư Mã Hai Đào) tiếp tục làm lễ cúng. Tiếp đó, đội cúng và Nhân dân sẽ tiếp tục làm lễ tại các điểm nơi giao hòa của sông Luồng, suối Xia và Piềng Phay.

Sau phần lễ là phần hội với các trò chơi dân gian, giao lưu văn hóa ẩm thực độc đáo của các dân tộc với nhau anh em Thái, Kinh, Mường, Mông huyện Quan Sơn và Mường Đào, huyện Bá Thước (quê hương của Tư Mã Hai Đào), Mường Bén và Mường Xôi của nước bạn Lào. Trải qua biến thiên của thời gian, những thăng trầm của lịch sử, lễ hội Mường Xia vẫn được người dân địa phương trao truyền qua nhiều thế hệ. Hiện nay, lễ hội có sự thay đổi để phù hợp với thực tế nhưng vẫn giữ được “hồn cốt” vốn có của nó.

Nhiều hoạt động văn hóa dân gian được tái hiện trong ngày lễ

Với những giá trị lịch sử, nhân văn và khoa học sâu sắc, lễ hội Mường Xia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Điều này có ý nghĩa quan trọng, khẳng định sự nỗ lực cố gắng của chính quyền các cấp và Nhân dân huyện Quan Sơn trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên của đồng bào Thái tại huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thị xã Sơn Tây nay thuộc thành phố Hà Nội là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử. Trong suốt chiều dài phát triển của minh thị xã Sơn Tây luôn giữ vai trò quan trọng, là một trong bốn vùng đất phên giậu của Thăng Long - Hà Nội, là trung tâm của xứ Đoài và nay được coi là thành phố di sản của Thủ đô.

UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định công nhận điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt đền Hát Môn (thuộc xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội).

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình "Vui tết Trung thu 2024" diễn ra từ ngày 6/9 đến ngày 15/9.

Festival thu Hà Nội lần thứ hai năm 2024 sẽ diễn ra tại không gian đi bộ Hồ Hoàn Kiếm và một số điểm đến du lịch của Hà Nội từ ngày 12 đến 15/9.

"Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO tặng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" (16/7/1999-16/7/2024) dự kiến sẽ diễn ra vào sáng 6/10/2024.

Ngày hội "Truy tìm Vua Tiếng Việt" vừa được tổ chức trong chuỗi sự kiện "Yêu tiếng quê hương mình" đã quảng bá sâu rộng vẻ đẹp của tiếng Việt, đồng thời quyên góp xây dựng thư viện cho trẻ em vùng cao.