Lễ hội sâm quốc tế sắp diễn ra tại TP.HCM

UBND TP. Hồ Chí Minh lần đầu tiên tổ chức “Lễ hội sâm và hương liệu, dược liệu quốc tế TP. Hồ Chí Minh năm 2024”.

Trong khuôn khổ lễ hội sẽ có không gian triển lãm sâm và hương liệu, dược liệu Việt Nam, gian hàng trong nước và quốc tế, khu ẩm thực và hội thảo chuyên đề nhận diện về sâm Việt Nam. 

Lễ hội sâm quốc tế nhằm quảng bá, bảo tồn và phát triển ngành sâm và hương liệu, dược liệu Việt Nam.

Mỗi địa phương, mỗi vùng miền đều có sản phẩm đặc trưng và chất lượng không thua gì các quốc gia khác. Vấn đề làm sao chúng ta biến nó thành ngành mũi nhọn, thổi hồn được vào sản phẩm và quảng bá với bạn bè quốc tế...

Ông Lê Trường Duy - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Đối ngoại và Hội nghị quốc tế, Sở Ngoại vụ TP.HCM.

Lễ hội sẽ có sự tham gia của các địa phương và doanh nghiệp có thế mạnh về sâm và hương liệu, dược liệu thuộc Canada, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á; sự có mặt của 20 địa phương trong nước và 60 đơn vị doanh nghiệp, hợp tác xã.

Lễ hội sâm, hương liệu và dược liệu quốc tế TP.HCM 2024 diễn ra từ ngày 24/05 – 26/05/2024.

Hiện nay, vùng trồng của công ty chưa được nhiều. Dù có kết hợp với các hộ đồng bào DTTS nhưng cũng được trên 200 ha. Trong thời gian tới, công ty sẽ làm thủ tục để xuất sang thị trường Mỹ, Nhật.

Ông Nguyễn Việt Xuân - Công ty Sâm Ngọc Linh Tumơrông, Kon Tum.

Diễn ra từ ngày từ ngày 24/05 – 26/05/2024, Lễ hội sâm, hương liệu và dược liệu quốc tế TP.HCM 2024 có quy mô 32 gian hàng thương mại quốc tế, 25 gian hàng triển lãm địa phương với gần 70 sản phẩm sâm tươi và các sản phẩm chế biến từ sâm, gần 40 gian hàng ẩm thực Việt Nam và quốc tế. 

Sâm Việt Nam hiện được trồng chủ yếu ở Quảng Nam và Kon Tum. Thị trường sâm đang đối diện với không ít áp lực từ nạn sâm giả hay việc trà trộn các giống sâm ngoại lai từ nơi khác vào gắn mác thương hiệu sâm Ngọc Linh. Nhiều người bỏ tiền với mong muốn mua được đúng sâm tốt để dùng nhưng lại mua phải hàng giả, hàng nhái.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.

Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.

Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu cột mốc lịch sử trong hành trình phát triển giao thông đô thị của TP.HCM, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Sở GTVT Hà Nội ra thông báo cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú) trong khung giờ từ 23h00 ngày 22/12/2024 đến 3h00 ngày 23/12/2024, để phục vụ thi công cầu vượt cho người đi bộ (quận Hà Đông, TP Hà Nội).

Cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ đã chính thức triển khai thi công theo lệnh khẩn cấp, yêu cầu hoàn thành xây dựng và đưa công trình vào khai thác trong năm 2025 nhằm nhanh chóng giải quyết tình trạng đứt gãy giao thông.