Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký hiệp định Geneva

Sáng 25/4, tại Hà Nội, Bộ ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024). Tham dự sự kiện có các Lãnh đạo Đảng, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Lãnh đạo Bộ Ngoại giao cùng các ban, bộ, ngành Trung ương, mặt trận Tổ quốc, Đại sứ, đại diện các Cơ quan đại diện nước ngoài tại Hà Nội.

Phát biểu khai mạc tại lễ kỉ niệm, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, Hội nghị Geneva là hội nghị quốc tế đa phương lớn đầu tiên Việt Nam tham dự để đàm phán và ký kết điều ước quốc tế với sự tham gia trực tiếp của các cường quốc.

Trong lần tham dự đầu tiên này, ngoại giao cách mạng Việt Nam đã khẳng định tâm thế, trí tuệ, bản lĩnh và cốt cách của một dân tộc có bề dày hàng nghìn năm văn hiến, vị thế của một quốc gia có độc lập, chủ quyền và yêu chuộng hòa bình. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, cùng với Hiệp định Sơ bộ 1946 và Hiệp định Paris 1973, Hiệp định Geneva 1954 là một mốc son trong lịch sử ngoại giao cách mạng Việt Nam, mang đậm dấu ấn tư tưởng, phong cách và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh.

Quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneva (Giơ-ne-vơ) là cuốn cẩm nang chứa đựng nhiều bài học sâu sắc thể hiện bản sắc độc đáo của trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam

Quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneva là cuốn cẩm nang chứa đựng nhiều bài học sâu sắc thể hiện bản sắc độc đáo của trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam, đã được kế thừa, vận dụng sáng tạo và phát triển trong đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Paris 1973 sau này cũng như trong xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Đây vừa là bài học, vừa là phương pháp và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh, thể hiện bản sắc "cây tre Việt Nam" của nền ngoại giao Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Đài PT-TH Hà Nội phối hợp với Đài PT-TH Điện Biên thực hiện Cầu phát thanh trực tiếp “Điện Biên - Hà Nội: Kết nối và sẻ chia”, nhằm giúp quý thính giả hiểu thêm về những mốc son lịch sử từ Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5) đến ngày Giải phóng Thủ đô (10/10) cách đây tròn 70 năm. Bên cạnh đó là những câu chuyện về sự kết nối, sẻ chia của Hà Nội và tỉnh Điện Biên hôm nay, cùng gìn giữ, phát huy và nối tiếp tinh thần chiến thắng vĩ đại của dân tộc, từ Chiến thắng Điện Biên Phủ đến Giải phóng Thủ đô.

Sau một ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc và trách nhiệm, Hội nghị lần thứ 17 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đã đề ra.

Tiểu ban Văn kiện đã quyết định chỉ đạo bộ phận tham mưu khẩn trương xây dựng, xin ý kiến, tiếp thu và hoàn thiện để có đề cương tổng quát báo cáo chính trị, chủ đề và phương châm đại hội, trình tại Hội nghị Thành ủy lần thứ 17.

Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Quốc hội, sau khi ông Vương Đình Huệ bị miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội bất thường chiều 2/5.

Quốc hội đã miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026, phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Uỷ viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Vương Đình Huệ tại kỳ họp vừa diễn ra.

Kết quả ba năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04 ngày 31/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố cho thấy, các mục tiêu của nghị quyết đã đúng và trúng với yêu cầu đang đặt ra. Công tác cán bộ bước đầu đã có sự chuyển biến rõ nét, ngày càng đổi mới, nền nếp.