Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhất trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, dấu mốc đáng nhớ trên hành trình xây dựng và phát triển Thủ đô của đất nước Việt Nam anh hùng.
Dự Lễ kỷ niệm có Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; nguyên Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Văn An, Nguyễn Thị Kim Ngân; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài; cùng sự tham gia của các Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, các Đoàn ngoại giao, Đại sứ quán các nước, các tổ chức quốc tế tại Hà Nội, các tỉnh, thành phố trên cả nước; đại biểu lão thành cách mạng, mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động; đại diện Ban liên lạc các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày thành phố Hà Nội; cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong; đại biểu văn nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức, tôn giáo, các tầng lớp nhân dân và lực lượng vũ trang Thủ đô.
Lễ kỷ niệm mở đầu bằng chương trình nghệ thuật chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô với chủ đề “Thủ đô 70 năm - Bản Hùng ca".
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định, trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc, dưới sự lãnh đạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Trung ương Đảng và Chính phủ, Thủ đô Hà Nội luôn luôn có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng, gắn liền với những mốc son chói lọi đầy vinh dự, tự hào. Từ một thành phố có quy mô, diện tích, dân số tương đối nhỏ, kết cấu hạ tầng và kinh tế lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề sau giải phóng, Hà Nội ngày nay đã trở thành trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và hội nhập quốc tế; một trong 17 đô thị lớn nhất thế giới với diện mạo ngày càng văn minh, hiện đại, năng động, sáng tạo, thấm đẫm giá trị văn hóa lịch sử trường tồn của đất Đông Đô - Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Với thế và lực sau 40 năm đổi mới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ: Đảng, Nhà nước mong muốn Thủ đô Hà Nội tiếp tục nỗ lực hơn nữa để trở thành tấm gương mẫu mực, tiêu biểu, là niềm tự hào của đồng bào và chiến sỹ cả nước như niềm tin của Chủ tịch Hồ Chí Minh; gương mẫu, đi đầu thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng. Trước mắt là tăng tốc, bứt phá thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII; chuẩn bị tốt mọi mặt để tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XVIII, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng; dốc sức thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh: "Tập trung cao độ mọi giải pháp, khơi thông mạnh mẽ nguồn lực, nhất là nguồn lực trong dân, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại xây dựng Thủ đô Hà Nội thực sự xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế; đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp; có bản sắc, an ninh, an toàn, phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển. Phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, sớm trở thành thành phố kết nối toàn cầu, hội nhập sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới. Người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển đặc sắc, hài hòa, thật sự là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước, văn minh của nhân loại; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị của Thủ đô thật sự gương mẫu, đoàn kết, trong sạch, vững mạnh toàn diện, tiêu biểu; chính quyền hành động, nền hành chính dân chủ, hiện đại với tinh thần chủ động, sáng tạo. Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ cao, có phẩm chất đạo đức trong sáng, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, luôn đặt lợi ích chung, lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. Xây dựng người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tăng cường mở rộng hợp tác với thủ đô các nước, đẩy mạnh quảng bá về văn hóa Thăng Long - Hà Nội, xây dựng hình ảnh tốt đẹp về văn hóa, con người Hà Nội với đồng bào cả nước, bạn bè quốc tế, kiều bào ta ở nước ngoài, tiếp tục nâng cao vị thế Thủ đô, đất nước trên trường quốc tế.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định, nhân dân cả nước luôn tự hào vì có Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô ngàn năm văn hiến và anh hùng - nơi hội tụ, kết tinh và toả sáng những giá trị cao quý của dân tộc Việt Nam. Càng thêm vững tin với sự nghiệp xây dựng Thủ đô và đất nước; vững tin vào sức mạnh từ cội nguồn lịch sử của dân tộc Việt Nam để đưa đất nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là ý chí và khát vọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, của Đảng bộ, nhân dân Thủ đô và đồng bào cả nước; là trách nhiệm của thế hệ hôm nay đối với cha ông và muôn đời sau.
UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.
Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.
Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.
Sáng nay, ngày 21/11/, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khởi động dự án “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.
Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều ngày 21/11, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc phản ứng của Việt Nam trước việc Tổng thống Philippines ký ban hành đạo luật các vùng biển, đạo luật về luồng Hàng hải vùng nước quần đảo của Philippines và việc Trung Quốc công bố thông báo tên gọi tiêu chuẩn một phần các đảo, bãi của Trung Quốc ở Nam Hải gồm 64 thực thể tại biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam sẵn sàng cùng các bên giải quyết các tranh chấp bất đồng bằng biện pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Ngày 21/11, tại buổi họp báo thường kỳ tháng 11 của Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của báo chí về tình hình leo thang xung đột nguy hiểm hiện nay tại Ukraine khiến đại sứ quán một số nước tại Ukraine có thể sẽ đóng cửa.
0