LHQ cảnh báo nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres vừa đưa ra lời cảnh báo tại Khóa họp thứ 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc về tình trạng căng thẳng toàn cầu gia tăng và nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân tái diễn.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhấn mạnh sự chia rẽ về địa chính trị và mất tin tưởng ngày càng tăng đã làm leo thang căng thẳng và thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân mới.

Người đứng đầu tổ chức Liên hợp quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra thông điệp thống nhất và kiên quyết để loại bỏ mối đe dọa từ vũ khí hạt nhân. Đề cập đến trách nhiệm của các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, ông Guterres kêu gọi các nước này nêu gương bằng cách tôn trọng các nghĩa vụ giải trừ vũ khí và cam kết không bao giờ sử dụng vũ khí hạt nhân hay đe dọa sử dụng chúng.

Ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải củng cố và điều chỉnh các hiệp ước và công cụ hiện có nhằm ngăn chặn sự lan rộng và thử nghiệm vũ khí hạt nhân, đặc biệt trong bối cảnh những tiến bộ công nghệ có thể làm gia tăng mối đe dọa.

Ông Guterres lưu ý Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai gần đây, trong đó các nhà lãnh đạo trên toàn cầu đã tái cam kết hồi sinh cơ chế giải trừ vũ khí trong hiệp ước vì tương lai. Theo ông Guterres, thỏa thuận toàn cầu mới này là một bước quan trọng hướng tới việc đưa thế giới đến gần hơn mục tiêu loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo kết quả bầu cử chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) được công bố chiều 27/9, cựu Bộ trưởng Quốc phòng và là cựu Tổng thư ký LDP, ông Shigheru Ishiba đã giành chiến thắng và trở thành Chủ tịch mới của LDP, nhiều khả năng sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản.

4 máy bay chiến đấu F-16 mà Ukraine mới được các đối tác phương Tây chuyển giao được cho đã bị phá huỷ trong một cuộc tấn công bằng tên lửa siêu thanh Kinzhal của Nga vào sân bay Starokonstantinov ở vùng Khmelnitsky.

Với tốc độ siêu thanh, tính cơ động cao và khả năng tấn công chính xác, tên lửa Kinzhal đang nổi lên như một loại vũ khí chiến lược, thể hiện uy lực vượt trội và khả năng răn đe mạnh mẽ của quân đội Nga. Liệu sức mạnh này có đủ để định hình tương lai của chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine và đảm bảo vị thế của Nga trong các cuộc xung đột quy mô lớn?

Nhà Trắng đã công bố gói viện trợ quân sự cho Ukraine, trong đó bao gồm bom lượn AGM-154 JSOW để trang bị cho các máy bay chiến đấu F-16, đạn dành cho pháo phản lực HIMARS và các loại tên lửa chống tăng cùng nhiều loại khí tài, thiết bị khác.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc gặp với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky bên lề kỳ họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79, thảo luận về sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ xảy ra chiến tranh tổng lực giữa phong trào Hezbollah ở Liban và Israel, song ông cho rằng vẫn còn cơ hội cho giải pháp ngoại giao.