LHQ cảnh báo về điểm tới hạn nguy hiểm của khí hậu
Lời cảnh báo trên được Liên hợp quốc đưa ra trước thềm Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP28). Sự kiện sẽ khai mạc vào ngày 30/11 tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất.
Trong khí hậu học, "điểm tới hạn" là ngưỡng mà khi vượt qua đó thì hệ thống khí hậu không thể đảo ngược. Theo nghiên cứu về khí hậu được công bố trên tạp chí Nature, hơn 1/5 các "điểm tới hạn" có khả năng gây thảm họa trên thế giới - như sự tan chảy của lớp băng vĩnh cửu ở Bắc Cực, sự sụp đổ của dải băng Greenland và sự biến đổi đột ngột của rừng nhiệt đới Amazon thành thảo nguyên - có thể xảy ra ngay sau năm 2038.
Ông John Kerry - Đặc phái viên của Mỹ về khí hậu: “Chỉ có một lý do duy nhất khiến chúng ta rơi vào cuộc khủng hoảng này, đó là cách chúng ta cung cấp năng lượng, điều khiển phương tiện, thắp sáng các tòa nhà và cuộc sống của chúng ta bị chi phối bởi việc đốt nhiên liệu hóa thạch. Và nếu không thu được lượng khí nhà kính từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, điều đó sẽ có sức tàn phá khủng khiếp và chúng ta phải chịu đựng những gì đang xảy ra."
Thoả thuận Paris về khí hậu năm 2015 là một trong những thoả thuận lịch sử quan trọng nhất về hành động chung của các quốc gia trên toàn thế giới nhằm đặc được các mục tiêu: giữ nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng so với thời kỳ tiền công nghiệp ở mức thấp hơn đáng kể so với 2°C và nỗ lực để giới hạn mức tăng nhiệt độ đến 1.5°C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Tuy nhiên, đến năm 2023, các nhà khoa học cho biết nhiệt độ trái đất đã tăng thêm 1,2C so với mức trung bình của thời kỳ tiền công nghiệp. Trong bối cảnh ấy, Liên Hợp Quốc cảnh báo rằng nếu các quốc gia không có những chính sách mạnh mẽ hơn nhằm loại bỏ dần việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch thì nhiệt độ toàn cầu tăng thêm tới 3 độ C vào năm 2100.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiếp Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại Điện Kremlin vào tối ngày 22/12.
Tổng thống đắc cử Donald Trump vừa bày tỏ sự ủng hộ việc cho phép TikTok tiếp tục hoạt động tại Mỹ trong ít nhất một thời gian ngắn và nói rằng, ông đã nhận được hàng tỷ lượt xem trên nền tảng truyền thông xã hội này trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình.
Tại ngôi làng Ponikla ở Cộng hòa Séc, nghề thổi thủy tinh có truyền thống hơn 150 năm tuổi vẫn đang được duy trì. Nhà xưởng Rautis, đơn vị duy nhất trên thế giới còn sản xuất đồ trang trí Giáng sinh từ cát thủy tinh, không chỉ đang bảo tồn một nghề thủ công truyền thống mà còn góp phần đưa kỹ thuật này đến đông đảo bạn bè quốc tế.
Dữ liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố mới đây cho thấy, trong tháng 10 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu euro (khoảng 735,6 triệu USD), mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.
Albania công bố lệnh cấm TikTok trong vòng một năm do lo ngại về ảnh hưởng của mạng xã hội lên trẻ em. Quyết định được đưa ra sau vụ một thiếu niên 14 tuổi bị bạn học đâm chết vì những tranh cãi qua lại trên mạng xã hội.
Theo tờ Maariv của Israel, các lực lượng quân sự Israel đang gặp phải những thách thức đáng kể trong việc đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái từ nhóm Houthi.
0