Lịch sử ra đời và phát triển của tàu hỏa
Cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, tại các mỏ than ở nước Anh, người ta sử dụng các loại xe đơn giản dùng máy hơi nước làm động lực thay cho xe ngựa kéo. Trong mỏ than, người ta cũng đã lắp đặt một số đường ray bằng gỗ và sắt để vận chuyển than.
Sau phát minh của Richard Trevithick, đến năm 1814, Stephenson đã cho ra đời nguyên mẫu đầu tiên mang tên "Blücher". Tuy "Blücher” hoạt động được nhưng gây tiếng ồn dữ dội và tốn nhiều nhiên liệu. Trải qua nhiều lần thí nghiệm, Stephenson tìm ra cách giảm được đáng kể sự chấn động của đầu máy, toa xe và tiếng ồn. Giữa đầu máy và toa xe, ông bố trí bộ phận lò xo. Ông lắp thêm một ống xả khói ở phía trên đầu máy để khói không tỏa ra xung quanh đoàn xe lửa. Nhờ thế, tốc độ đầu máy xe lửa tăng lên đáng kể. Cuối cùng, đầu máy xe lửa kiểu mới mang tên “Locomotion” ra đời, và có nhiều tính năng khiến Stephenson và các cộng sự thấy hài lòng.
Năm 1821, Stephenson bắt đầu thiết kế xây dựng đường ray xe lửa đầu tiên, dài 32 km, nối hai thị xã Stockton và Darlington ở miền Bắc nước Anh. Việc thử nghiệm thành công đã mở ra một chương mới cho các phương tiện vận chuyển trên bộ.
Ngày 27 tháng 9 năm 1825, tàu Locomotion thực hiện chuyến hành trình đầu tiên, chở hành khách và hàng hóa. Đầu máy "Locomotion" của Stephenson kéo theo 22 toa hàng, 6 toa chở đầy các vị khách thuộc các giới xã hội tham gia lễ thông xe. Số toa còn lại chứa than và các hàng hoá khác.
Năm 1830, Stephenson cùng con trai đã thành công trong việc chế tạo đầu máy hơi nước có tốc độ lớn đầu tiên mang tên “Rocket”. Chiếc đầu máy này chở được 36 hành khách, với tốc độ 48km/giờ và đã chiến thắng trong cuộc thi các đầu máy ở Rainhill. Cũng trong năm 1830, Stephenson tiếp tục xây dựng tuyến đường xe lửa thứ hai, dài 48 km nối thành phố Liverpool với thành phố Manchester. Stephenson còn đề nghị tất cả đường ray của quốc gia phải theo cùng một tiêu chuẩn và kích thước này là 1.44 mét, tương đương với chiều dài của trục xe ngựa thời đó.
Thành công của Stephenson đã đem xe lửa vượt ra ngoài nước Anh. Ngày 1/10/1828, đường sắt đầu tiên tại nước Pháp được lập nên. Nước Đức lập con đường sắt đầu tiên vào ngày 7/12/1835. Từ đó, đường sắt dần dần trở thành một mạng lưới khổng lồ phát triển trên toàn cầu.
Từ năm 1850-1870, tàu hỏa bắt đầu có mặt ở nhiều quốc gia khác ngoài Anh, đặc biệt là ở Mỹ, Pháp và Đức. Các tuyến đường sắt xuyên quốc gia, chẳng hạn như Union Pacific Railway ở Mỹ, đã được xây dựng, kết nối các khu vực và vùng miền rộng lớn, thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp và kinh tế.
Cuối thế kỳ 19 đầu thế kỷ 20 là thời kỳ phát triển của tàu tốc hành và động cơ điện. Một trong những tàu hỏa nổi tiếng nhất của thời kỳ này là tàu tốc hành Orient Express, ra đời vào năm 1883, kết nối các thành phố lớn ở châu Âu, như Paris và Istanbul. Đây được coi là biểu tượng của sự sang trọng và sự phát triển của ngành đường sắt.
Bước sang thế kỷ 20, tàu hỏa tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là với sự ra đời của tàu cao tốc và những cải tiến trong công nghệ vận hành. Năm 1964, tàu cao tốc bắt đầu xuất hiện, đặc biệt là ở Nhật Bản với con tàu Shinkansen nổi tiếng. Đây là sự khởi đầu của các hệ thống tàu cao tốc ở các quốc gia khác như Pháp, Đức và Trung Quốc.
Với sự phát triển của công nghệ, tương lai của tàu hỏa sẽ ngày càng trở nên hiện đại hơn, với những tiến bộ như tàu hỏa chạy trên đệm từ (maglev).
Ngành đường sắt đã có đóng góp to lớn vào việc thay đổi cách con người di chuyển, kết nối các khu vực và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế trên thế giới.
Theo số liệu công bố từ Tập đoàn Thành Công TC Motors, 10.303 xe Hyundai được bán ra thị trường trong tháng 11/2024, tăng trưởng đến 34,9% so với tháng 10.
Toyota vừa giới thiệu Corolla Cross 2025 đến người tiêu dùng khu vực Bắc Mỹ. Xe có tổng cộng 7 phiên bản và trong đợt cập nhật hàng năm này, hãng xe Nhật Bản đã bổ sung thêm tùy chọn sơn màu đỏ, mang lại cho người dùng thêm sự lựa chọn. Màu đỏ này cũng chính là màu đỏ đặc trưng trên xe Mazda.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong tháng 11 vừa qua, ước tính có khoảng 65.200 ô tô mới gia nhập thị trường Việt Nam, bao gồm cả xe sản xuất trong nước và xe nhập khẩu. Trong đó sản lượng ô tô sản xuất lắp ráp trong nước ghi nhận mức tăng trưởng mạnh.
Lewis Hamilton, tay đua của đội Mercedes sẽ rời đội khi năm 2024 kết thúc, và để tôn vinh những cống hiến của anh, hãng độ HOF đã cho ra mắt chiếc SUV Sir Class dựa trên nguyên mẫu của Mercedes-AMG G 63.
Mẫu siêu xe của Bugatti mang tên Tourbillon, được sản xuất giới hạn 250 chiếc trên thế giới. vừa ra mắt thị trường châu Á tại hai quốc gia đầu tiên là Nhật Bản và Singapore.
Tại Thông tư số 35/2024 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe vừa được ban hành, Bộ Giao thông Vận tải đã bổ sung quy định giấy phép lái xe riêng cho xe sử dụng động cơ điện.
0