Liên hợp quốc kêu gọi chấm dứt đổ máu ở Syria

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho rằng hiện có nhu cầu cấp thiết về việc tiếp cận nhân đạo ngay lập tức với toàn bộ dân thường đang cần hỗ trợ ở Syria và quay trở lại tiến trình chính trị do Liên hợp quốc bảo trợ để chấm dứt tình trạng đổ máu ở quốc gia Trung Đông này.

Phát biểu trước báo giới, ông Guterres hối thúc tất cả những người có ảnh hưởng thực hiện phần việc của mình vì những người dân Syria đang phải chịu đựng khổ đau dai dẳng, đồng thời tuyên bố tất cả các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ dân thường.

Theo Tổng Thư ký Liên hợp quốc, tình trạng leo thang xung đột ở Syria là hậu quả của thất bại tập thể trong lĩnh vực ngoại giao. Ông cho rằng "sau 14 năm xung đột, đã đến lúc tất cả các bên phải nghiêm túc hợp tác với ông Geir Pedersen, đặc phái viên của tôi về Syria, để đưa ra cách tiếp cận mới, bao trùm và toàn diện nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng này theo Nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an".

Nghị quyết 2254 được Hội đồng Bảo an LHQ thông qua hồi năm 2015 nhằm thiết lập lộ trình cho quá trình chuyển tiếp chính trị ở Syria. Ngày 5/12, lực lượng nổi dậy tại Syria tuyên bố đã hoàn toàn kiểm soát thành phố Hama. Quân đội chính phủ Syria tuyên bố đã rút khỏi thành phố miền trung này sau cuộc giao tranh ác liệt với các tay súng nổi dậy.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong hàng trăm sắc lệnh mà ông Donald Trump ban hành từ ngày đầu nhậm chức Tổng thống, có một sắc lệnh vắng mặt một cách đáng chú ý, đó là sắc lệnh áp thuế mới đối với Canada và Mexico.

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa một lần nữa rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015; đưa Mỹ cùng với Iran, Libya và Yemen trở thành những quốc gia nằm ngoài hiệp định trên. Vậy, quyết định này sẽ tác động thế nào tới nỗ lực chống biến đổi khí hậu trên toàn cầu trong tương lai?

Bộ trưởng Ngoại giao Nhóm Bộ Tứ gồm Mỹ, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đã tái cam kết hợp tác mạnh mẽ trong bối cảnh tình hình khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có nhiều diễn biến phức tạp.

Pháp tiếp tục giữ vững vị trí là điểm đến du lịch được yêu thích nhất thế giới, khi thu hút khoảng 100 triệu du khách trong năm 2024, bất chấp sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều quốc gia láng giềng châu Âu.

Vấn đề quyền công dân theo nơi sinh tại Mỹ đang trở thành tâm điểm của cuộc tranh luận pháp lý khi Tổng thống Donald Trump ký một sắc lệnh hành pháp nhằm chấm dứt quyền công dân đối với trẻ em sinh ra trên đất Mỹ từ cha mẹ nhập cư bất hợp pháp.

Một ngày sau khi tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ hai, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế hàng hóa nhập khẩu từ hàng loạt đối tác lớn, bao gồm Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Mexico và Canada.