Liên tiếp thất bại, làm gì để đấu thầu vàng hút khách?

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC vào ngày 3/5 với mức giá tham chiếu là 82,9 triệu đồng/lượng, nhưng phiên đấu thầu tiếp tục bị hủy lần thứ 3. Những nguyên nhân nào khiến các phiên đấu thầu vàng liên tục thất bại?

4 lần gọi thầu nhưng đến 3 lần huỷ và 1 lần đấu thầu diễn ra chỉ với 1/5 lượng vàng được đấu giá thành công.

Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu hạ nhiệt thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước đã hoàn toàn thất bại khi giá vàng miếng SJC ngày càng cao. Sau thông báo huỷ thầu lần 3, giá vàng miếng SJC tăng mạnh lên mốc lịch sử.

Liên tiếp thất bại, làm gì để đấu thầu vàng hút khách?

Vào lúc 12h ngày 3/5, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn nâng giá mua bán vàng miếng lên 83,5 - 85,8 triệu đồng/lượng, cao hơn tới 700.000 đồng/lượng so với hôm trước.

Đây là mức giá cao kỷ lục của vàng miếng SJC từ trước đến nay. Trong khi giá vàng thế giới 24 giờ qua trong xu hướng đi xuống, giá vàng miếng trong nước lại xác lập kỷ lục mới và nới rộng khoảng cách với giá vàng thế giới. Giá vàng miếng SJC đang cao hơn giá vàng thế giới 15 triệu đồng/lượng.

Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục mở phiên đấu thầu vàng miếng SJC

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định: “Dường như cách đấu thầu lần này đang dựa trên kinh nghiệm của quá khứ quá nhiều mà không tính tới bối cảnh và mục tiêu. Mục tiêu của 76 phiên đấu thầu ngày trước là nhằm mục địch tất toán trạng thái vàng, tức là rất nhiều nhu cầu về vàng, điều đó là bình thường. Nhưng lần này khác, mục tiêu của chúng ta là giảm giá vàng, nhưng chúng ta vẫn sử dụng phương án cũ, mặc nhiên coi giá thị trường là giá tối thiểu. Đây hoàn toàn là một sai lầm, không căn cứ vào thị trường”.

Những nguyên nhân nào khiến các phiên đấu thầu vàng liên tục thất bại?

Đấu thầu vàng miếng là giải pháp được Ngân hàng Nhà nước đưa ra với kỳ vọng tăng cung, qua đó giảm chênh lệch giá vàng miếng với thế giới. Tuy nhiên, liên tiếp huỷ thầu và 1 lần đấu “ế” khiến mục tiêu thu hẹp chênh lệch giá vàng miếng trong nước và quốc tế trong ngắn hạn không đạt được.

Ông Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng, cho rằng: “Chúng ta cần cho tiến hành sơ kết, đánh giá sơ bộ, rút kinh nghiệm và từ đó làm tốt hơn trong các lần sau. Thứ 2, phải sớm tăng nguồn cung bằng cách cho phép nhập khẩu một lượng vàng miếng nhất định về nước, cân đối với dự trữ ngoại hối của chúng ta”.

 Cần xem xét sửa đổi điều kiện yêu cầu mua tối thiểu.

Theo PGS.TS Ngô Trí Long - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả - Bộ Tài chính: “Cơ quan chức năng phải tổng kết, xem xét đánh giá, không thể cứ coi đấy là thành công và cứ thế tiếp tục. Về điều kiện, nguyên tắc cũng như kỹ thuật đấu thấu, có những bất cập thì đáng lý phải xem xét, rút kinh nghiệm”.

Sau thông báo huỷ thầu lần 3, giá vàng miếng SJC tăng mạnh lên mốc chưa từng có.

Các chuyên gia nhận định, sau giai đoạn giá thế giới và trong nước tăng kéo dài, người dân đã trở lại xu hướng quan sát thay vì tham gia vào thị trường và lực mua vàng miếng SJC cũng giảm bớt so với trước do có sự dịch chuyển sang vàng nhẫn.

Do đó, các đơn vị tham gia đấu thầu vàng miếng cũng tương đối dè dặt khi phải cân đối đầu ra, trong khi mức giá NHNN đưa ra không hấp dẫn. Do vậy, nếu muốn giảm chênh lệch với giá quốc tế, nhà điều hành cần bán ra với giá sát hoặc thấp hơn thị trường trong nước.

Ngoài ra, cần xem xét sửa đổi điều kiện yêu cầu mua tối thiểu còn khoảng 400 - 500 lượng vàng thay vì 1.400 lượng như hiện nay, sẽ thu hút nhiều đơn vị tham gia bỏ thầu hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Gần đây, giá vàng miếng liên tục biến động với các đỉnh giá mới và có dấu hiệu khó kiểm soát. Chuyên gia nhận định nếu tình trạng này cứ kéo dài sẽ tác động xấu đến nền kinh tế.

Ngược chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng các thương hiệu trong nước tiếp đà giảm về quanh mốc 89 triệu đồng/lượng.

Kết thúc quý I/2024, nợ xấu tại các ngân hàng đồng loạt tăng lên. Nguyên nhân là do tác động từ bên ngoài cùng những khó khăn nội tại ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Giá vàng các thương hiệu trong nước hôm nay vẫn neo ở mức cao, giao dịch quanh mốc 90 triệu đồng/lượng bán ra.

Sau chuỗi ngày tăng “phi mã”, giá vàng các thương hiệu trong nước bất ngờ đảo chiều “lao dốc” với mức giảm cao nhất hơn 2 triệu đồng.

Cùng chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng các thương hiệu trong nước tiếp tục được điều chỉnh tăng mạnh, chạm mốc 92,4 triệu đồng/lượng.