Liệu ECB sẽ hạ lãi suất trước Fed?
Thị trường đang chờ tin từ cuộc họp hội đồng thống đốc của ECB tại Frankfurt, Đức, vào tuần tới. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, có một số lý do khiến ECB tỏ ra thận trọng và đợi tới tháng 6 mới có đợt hạ lãi suất đầu tiên kể từ năm 2019.
Lý do lớn nhất trong số đó là tốc độ tăng giá cả dịch vụ đang diễn ra nhanh, trong khi dịch vụ chiếm 45% giỏ hàng mà Eurozone sử dụng để tính toán lạm phát.
Trong tháng 3, giá dịch vụ tại khối này tăng 4% so với một năm trước, đánh dấu tháng tăng thứ năm liên tiếp. Một lý do khác khiến ECB kiên nhẫn trước khi hạ lãi suất, bất chấp việc một số thành viên hội đồng thống đốc thúc giục, là bởi cơ quan này muốn tránh đi ngược hướng với Fed. Bởi lẽ, việc này có thể gây ra biến động trên thị trường ngoại hối và trái phiếu, từ đó khiến áp lực lạm phát trở lại.
Tóm lại, việc lạm phát dịch vụ chỉ giảm chậm và các số liệu mới nhất về tăng trưởng lương vẫn mạnh, các quan chức sẽ muốn có thêm bằng chứng cho thấy các áp lực lạm phát cơ bản đang giảm bớt trước khi thực hiện cắt giảm lãi suất.
Ngày 14/11, tại Diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ hai diễn ra tại tỉnh Bình Dương, lãnh đạo Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã đưa ra thông điệp mạnh mẽ trong công cuộc chuyển đổi số của đất nước.
Hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam tháng 10 và trong 10 tháng năm 2024 tiếp tục được cải thiện, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng ngày càng mở rộng so với những tháng đầu năm.
Đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới Bitcoin liên tục lập đỉnh mới. Đêm 13/11 (theo giờ Việt Nam), giá mỗi Bitcoin đã vọt lên 93.445 USD, cao nhất từ trước đến nay.
Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 15h hôm nay (14/11) sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính, mức giảm dao động từ 247 đồng đến 385 đồng/lít.
Phiên giao dịch ngày 14/11, giá vàng thế giới giao ngay giảm mạnh hơn 50 USD/ounce so với ngày 13/11, xuống còn 2.558 USD/ounce. Như vậy giá vàng đã giảm trong 4 phiên liên tiếp kể từ đầu tuần.
Việt Nam đang nổi lên như một trong những thị trường chế biến thực phẩm hàng đầu trong khu vực nhờ nguồn nguyên liệu nông nghiệp dồi dào và lực lượng lao động trẻ. Với dân số gần 100 triệu người và tầng lớp trung lưu đang gia tăng, ngành thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam chiếm khoảng 15% GDP và có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới.
0