Lĩnh vực công nghiệp văn hoá cần sự quan tâm đặc biệt

Sáng 14/5, trong phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành cho ý kiến và thông qua Quyết định chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Qua thảo luận, các thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cao cần thiết, cấp bách phải trình Quốc hội thông qua.

Các ý kiến tán thành thời gian thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa trong 11 năm, từ năm 2025 đến năm 2035, chia làm 3 giai đoạn. Tuy nhiên đề nghị Chính phủ xem xét lại các nội dung thành phần, tránh dàn trải, tập trung vào những nội dung trọng điểm mà lâu nay nếu làm theo cách thông thường thì chưa thực hiện được để tạo ra đột phá. Trong đó cần đặc biệt quan tâm tới lĩnh vực công nghiệp văn hoá.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành cho ý kiến và thông qua Quyết định chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Một số đại biểu đề nghị tính toán lại một số mục tiêu cụ thể trong nội dung thành phần để đảm bảo tính khả thi. Các đại biểu cũng đề nghị Chính phủ nghiên cứu kỹ lưỡng việc phân công đầu mối hướng dẫn, triển khai thực hiện theo hướng tinh gọn, tăng cường phân cấp, phân quyền, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý và thuận lợi trong triển khai thực hiện chương trình.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thông tin về Hội chợ Du lịch Quốc tế TP.HCM lần thứ 18 năm 2024, Sở Du lịch TP.HCM cho biết sự kiện diễn ra từ ngày 5 - 7/9/2024 với chủ đề “Du lịch bền vững, kiến tạo tương lai”.

Tạp chí du lịch danh tiếng Travel+Leisure của Mỹ vừa vinh danh Quảng Bình là một trong 13 điểm đến đẹp nhất thế giới, thu hút du khách bởi hệ thống hang động kỳ vĩ, sông suối thơ mộng và thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ.

Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 8km, ven bờ sông Đuống thơ mộng, làng cổ Lại Đà (xã Đông Hội, huyện Đông Anh) mang vẻ đẹp bình dị, cổ kính, níu chân du khách bởi những giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo.

Nửa năm đầu 2024, ngành du lịch nội địa Việt Nam ghi nhận những tín hiệu tích cực bất chấp bối cảnh giá vé máy bay tăng cao. Nhờ sự thích ứng linh hoạt và sáng tạo trong đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, du lịch nội địa đã đạt 60% mục tiêu kế hoạch năm, khẳng định sức hút mạnh mẽ trước du khách.

Để phát triển văn hoá đọc và khuyến khích xây dựng xã hội học tập, hệ thống thư viện từ thành phố đến cơ sở đã hoạt động tích cực, mang lại hiệu quả sâu rộng trong cộng đồng.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 694/QĐ-TTg ngày 18/7/2024 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 15) đối với 3 di tích.