Lĩnh vực sản xuất khu vực châu Á tăng nhẹ

Lĩnh vực sản xuất của các nước ASEAN và Trung Quốc đều duy trì được đà tăng trưởng trong tháng 12/2024, nhưng đà tăng đã chậm lại so với tháng trước.

Kết quả khảo sát của S&P Global với 2.100 nhà sản xuất tại các nước ASEAN cho thấy chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI trong lĩnh vực sản xuất đạt 50,7, giảm nhẹ so với tháng 11, cho thấy lĩnh vực sản xuất của khu vực tiếp tục được mở rộng nhưng với tốc độ khiêm tốn. Mức tăng trưởng trung bình trong năm 2024 là 51.

Trong tháng 12, cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tại khu vực đều tăng, trong khi lượng hàng tồn kho giảm tháng thứ 6 liên tiếp, cho thấy hàng hóa đầu vào đã được sử dụng trực tiếp cho sản xuất.

Trung Quốc cũng ghi nhận xu hướng tương tự trong lĩnh vực sản xuất trong tháng 12. Giới chức Trung Quốc cho rằng bất chấp dấu hiệu tăng chậm lại, lĩnh vực sản xuất của nước này vẫn có nhiều yếu tố thuận lợi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Năm 2024, thị trường trái phiếu doanh nghiệp sơ cấp Việt Nam ghi nhận tổng giá trị phát hành đạt tới 443.000 tỉ đồng, tăng mạnh so với mức 311.240 tỷ đồng của năm 2023.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tháng 12/2024, có trên 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trên phạm vi cả nước, tăng 14% so với tháng 11.

Cùng chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng các thương hiệu trong nước ngày 7/1 đồng loạt được điều chỉnh giảm.

Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đang nỗ lực hoàn thành các tiêu chí mà các nhà xếp hạng thị trường đưa ra để hoàn thành mục tiêu nâng hạng vào năm 2025. Bên cạnh đó, sẽ đưa ra nhiều giải pháp tăng cường hàng hoá chất lượng cho thị trường, thu hút nhà đầu tư.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới đầy biến động, Việt Nam ghi dấu ấn mạnh mẽ với tăng trưởng GDP ấn tượng 7,09% trong năm 2024, vượt xa các dự báo và trở thành điểm sáng về tăng trưởng trong khu vực.

Đồng Euro đang đối mặt với áp lực mất giá mạnh, có thể rơi về mức ngang giá 1 Euro đổi 1 USD trong năm 2025.