Lợi ích của tài khoản định danh điện tử (Truyền thông pháp luật ngày 22/04/2023)

Thực hiện Đề án số 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn 2030, đề án đặt mục tiêu đến năm 2022 sẽ hoàn thành việc kết nối tích hợp hệ thống xác thực định danh điện tử của Bộ Công an với Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Với tài khoản định danh điện tử, công dân có thể ngồi tại nhà để thực hiện nhiều dịch vụ công, giao dịch tài chính. Để làm rõ hơn về những lợi ích mà tài khoản định danh điện tử mang lại, chương trình hôm nay sẽ cùng trao đổi với Thiếu tá Nguyễn Thành Lâm - Trưởng phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an thành phố Hà Nội, về vấn đề này.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Qua hơn 3 năm thực thi, Luật Chứng khoán năm 2019 và các văn bản quy định chi tiết thi hành đã tạo khuôn khổ pháp lý tương đối đầy đủ, đồng bộ, thống nhất điều chỉnh toàn diện hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán, góp phần bảo đảm thị trường chứng khoán hoạt động công khai, công bằng, minh bạch, an toàn, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

Được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ hai, Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) hướng tới mục tiêu cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, khắc phục những hạn chế, bất cập, giải quyết những vấn đề mới phát sinh để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho người dân theo định hướng công bằng, chất lượng, hiệu quả, phát triển và hội nhập quốc tế.

Trong năm qua, Chính phủ đã trình Quốc hội xem xét, thông qua nhiều dự án luật quan trọng có liên quan đến quản lý thị trường bất động sản, như Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận trong việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản, vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định.

Luật Quản lý Thuế hiện hành đã tạo khung pháp lý cơ bản, thống nhất chính sách quản lý thu thuế, đồng bộ với các luật thuế và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, Luật cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, trong đó phải kể đến: quy định về chính sách quản lý thuế chưa thay đổi kịp với sự thay đổi của chính sách nói chung; quy định về việc xây dựng, ứng dụng CNTT vào công tác quản lý thuế đã được ban hành nhưng chưa theo kịp với thực tiễn phát triển của giao dịch thương mại toàn cầu.

Môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam đã và đang được kiến tạo và phát triển theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp được kinh doanh trong hành lang pháp lý an toàn, thông thoáng. Kết quả khảo sát mới nhất của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân về tình hình doanh nghiệp cuối năm 2024 và triển vọng 2025 cho thấy, sự đánh giá của Doanh nghiệp về chính sách hỗ trợ đã tích cực hơn so với khảo sát của tháng 4 và tháng 12/2023 ở tất cả các khía cạnh.

Hiện có 1.579 nhà chung cư cũ, tập trung chủ yếu tại bốn quận nội thành của Hà Nội. Trong đó, nhiều nhà đã xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Thành phố cũng đã giao cho các nhà đầu tư lập quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 để thực hiện cải tạo, xây dựng lại 30 khu chung cư, đồng thời có nhiều biện pháp ưu đãi, kêu gọi nhà đầu tư tham gia cải tạo chung cư cũ. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, kết quả trên vẫn chưa đáp ứng được so với yêu cầu đặt ra.