Lợi nhuận bất động sản giảm 60% trong quý I/2024

Lợi nhuận của các doanh nghiệp BĐS giảm tới 60% so với cùng kỳ do các doanh nghiệp lớn hầu như không bán được hàng và bàn giao được các sản phẩm BĐS trong quý I.

Theo tổng hợp các báo cáo, dù lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trong quý I ghi nhận mức tăng trưởng 10% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng các doanh nghiệp BĐS đã ghi nhận mức giảm lợi nhuận tới hơn một nửa, nhiều doanh nghiệp còn thua lỗ.

Các doanh nghiệp BĐS ghi nhận mức giảm lợi nhuận hơn một nửa

Tuy nhiên, theo các số liệu từ báo cáo tài chính quý I, các doanh nghiệp BĐS vẫn đang có những cơ sở để kỳ vọng vào lợi nhuận tốt hơn trong các quý tiếp theo. Thực tế cho thấy, theo chu kỳ của từng năm, quý I vẫn thường là quý thấp điểm nhất của các doanh nghiệp ngành này.

Quý I năm 2024, số doanh nghiệp BĐS thành lập mới là 921, tương đương với cùng kỳ năm trước. Số lượng doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 331, giảm 2,9 lần. Đáng lưu ý, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động lên tới 1.035, tăng 25,8% so với cùng kỳ và tăng 2,3 lần so với giai đoạn cuối năm 2023.

Việc công bố kết quả kinh doanh quý đầu năm 2024 của gần 3000 doanh nghiệp niêm yết trên 3 sàn chứng khoán HOSE, HNX và UPCOM đã giúp các thành viên trên thị trường chứng khoán đánh giá được thực trạng và tiềm năng của các doanh nghiệp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công ty CP Nha Trang Bay - Chủ đầu tư chung cư Scenia Bay Nha Trang đã cắt điện thang máy của 704 căn hộ tại chung cư này.

Dự án "siêu" Khu đô thị Tiến Xuân do Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Sudico làm chủ đầu tư có quy mô hơn 1.200 ha nằm trên địa bàn hai xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất và Đông Xuân, huyện Quốc Oai. Nhưng suốt 17 năm qua dự án vẫn chỉ nằm trên giấy. Dự án treo đang ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Các chính sách có hiệu lực sớm hơn hay thu ngân sách từ bất động sản gia tăng trong những tháng đầu năm nay là những tín hiệu tích cực với thị trường bất động sản sau thời gian dài khó khăn.

Trong lúc nguồn cung nhà ở đang vô cùng khan hiếm, khiến giá liên tục tăng cao thì có đến hàng chục nghìn căn hộ tái định cư đang bị bỏ hoang gây lãng phí. Nhằm cải thiện nguồn cung, nhiều ý kiến đề xuất chuyển đổi nhà tái định cư sang nhà ở xã hội để chấm dứt tình trạng lãng phí này.

Hơn 200 dự án tương đương 62.000 căn hộ tại Hà Nội gặp vướng mắc do sai phạm về quy hoạch, tự ý chuyển đổi công năng, nghĩa vụ tài chính.

Chủ trương xây nhà ở xã hội là chính sách an sinh quan trọng của Đảng và nhà nước, khi tạo cơ hội cho người thu nhập thấp có chỗ ở ổn định. Thành phố đang chỉ đạo các sở, ngành, địa phương khẩn trương rà soát quỹ đất để phát triển mới các dự án nhà ở xã hội, từng bước đáp ứng nhu cầu của người dân.