Lối thoát hiểm của nhà ống ở đâu?

Bốn mặt thì ba mặt tiếp giáp nhà dân, chỉ có duy nhất một lối ra vào ở tầng 1... từ tầng 2 trở lên được lắp hàng rào sắt chống trộm... đó là thực trạng của những căn nhà ống hiện nay ở Hà Nội. Vậy khi xảy ra cháy, các nạn nhân sẽ thoát hiểm bằng đường nào?

 

Nhà ống và lối thoát hiểm

Theo đánh giá của Công an thành phố Hà Nội, các vụ hỏa hoạn nguy hiểm nhất và nguy cơ tử vong cao nhất nếu có người mắc kẹt trong đám cháy, đó chính là những căn nhà ống vừa ở, kết hợp kinh doanh trong khu dân cư.

Vụ cháy xảy ra sáng ngày 8/7 tại ngõ Thổ Quan, quận Đống Đa, Hà Nội một lần nữa cho thấy điều này, khi 4 mặt của căn nhà là tiếp giáp với các căn nhà khác, duy nhất có mặt tiền thì từ tầng 2 trở lên được gắn lồng sắt 'chống trộm', như vậy, ngôi nhà không còn bất cứ lối thoát hiểm nào.

Ngôi nhà tại ngõ Thổ Quan bị cháy sáng 8/7 không còn lối thoát vì lồng sắt

Theo thống kê, hiện trên toàn TP. Hà Nội có khoảng 70% nhà ở là dạng ống và có hàng trăm nghìn nhà ở kết hợp kinh doanh, chỉ có lối duy nhất để thoát nạn là cửa ra vào. Trong khoảng hơn 925.000 nhà liền kề, nhà ống tại các tuyến phố, ngõ hẹp trên địa bàn TP tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy, nổ và khi có sự cố cháy, nổ xảy ra thì có khả năng cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng.

Có một thực tế, các nhà ống trong khu dân cư, nhà ở kết hợp kinh doanh được người dân sắp xếp thiếu khoa học, chắn hết lối đi, cửa thoát hiểm duy nhất thường là cửa chính đã bắt lửa, chặn lối thoát. Tại khu vực sân thượng và các cửa sổ hầu hết đều được hàn kín thành các “chuồng cọp”. Với kiểu thiết kế này gây rất nhiều khó khăn cho việc dập lửa, cứu hộ và cứu nạn, người ở trong nhà cũng rất khó thoát ra ngoài khi có cháy. Hậu quả thường khiến các nạn nhân tử vong do ngạt khói và khí độc…

Giải pháp nào cho PCCC&CNCH ở những căn nhà ống

Những căn nhà dạng ống thường không đảm bảo yêu cầu PCCC, từ khả năng tiếp cận của phương tiện phòng cháy chuyên nghiệp, đến phương tiện chữa cháy tại chỗ.

Trên thực tế, trong công tác PCCC, suốt nhiều năm qua Công an TP Hà Nội đã chủ động, thường xuyên tuyên truyền tập huấn từ các cơ quan, doanh nghiệp đến khu dân cư. Thông qua tuyên truyền không chỉ là biện pháp nhắc nhở nâng cao ý thức mà còn là biện pháp trau dồi kỹ năng thoát nạn trong tình huống cháy, nổ. Nhiều kế hoạch, mô hình về PCCC được triển khai... Trong luật PCCC cũng quy định rõ công tác PCCC là trách nhiệm của toàn dân. Vì thế, để an toàn thay vì nghĩ “cháy nhà họ chứ không phải nhà mình”, bằng cách phải phòng cháy tốt, nếu không trường hợp xảy cháy nhà hàng xóm sẽ lan sang nhà mình bất cứ lúc nào.

Nhằm đảm bảo an toàn trong PCCC, cùng với việc tuyên truyền, thuyết phục người dân tự trang bị các thang, dây tự cứu, lắp các thiết bị cảnh báo cháy sớm và làm cửa thoát nạn giữa các nhà liền kề… các vòi chữa cháy cũng được trang bị đến các khu dân cư để giảm thiểu hậu quả các vụ cháy nổ. Mong rằng người dân sẽ tự chủ động trang bị các phương tiện PCCC tại chỗ và tham gia vào các khóa tập huấn, huấn luyện để nâng cao năng lực chữa cháy tại chỗ./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay (5/11), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo dự và trao Huy hiệu Đảng cho các đảng viên thuộc Đảng bộ huyện Quốc Oai.

Tối 4/11, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia (THQG) lần thứ 9 năm 2024, với chủ đề "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh". Tham dự sự kiện, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nhân, doanh nghiệp chung sức cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Trong chuỗi chương trình "Hành trình 20+", Hồ Ngọc Hà đã đến thăm và trao học bổng cho một bé trai mồ côi cha ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Cô xúc động bật khóc khi lắng nghe về những khó khăn mà gia đình bé trai phải đối mặt.

Công an thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã có thông tin về vụ sập nhà xảy ra trên địa bàn. Theo đó, nhiều người dân đã kịp chạy thoát nên không gây thiệt hại về người.

Hình thành thói quen tiết kiệm từ nhỏ, xây dựng được phương án chi tiêu thông minh, giúp trẻ học cách suy nghĩ cẩn thận, biết trân trọng giá trị đồng tiền và sức lao động, từ đó hình thành thái độ nghiêm túc, trách nhiệm đối với các hành động của mình, góp phần xây dựng tính cách tự lập trong tương lai.

Hơn một năm sau khi ra mắt “Tổ liên gia an toàn PCCC” trên địa bàn thành phố Hà Nội, tại 30 quận, huyện, thị xã đã có hàng nghìn mô hình được thành lập.