Lớp học yêu thương của thầy giáo viết chữ bằng miệng

Hiếu học là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bởi vậy, nhiều người dù mang trên mình những khuyến khuyết cơ thể vẫn khát khao được học tập, được đến trường. Câu chuyện về anh Phùng Văn Trường ở huyện Chương Mỹ chính là minh chứng cho điều đó. Vượt lên căn bệnh thoái hóa cơ quái ác anh đã quyết tâm, nỗ lực tự học viết chữ bằng miệng và thậm chí còn mở lớp dạy học miễn phí cho các em nhỏ suốt 14 năm qua.

Tại lớp học đặc biệt, thay vì dùng bảng, phấn thì anh Trường lại dùng miệng để viết bởi cả chân và tay của anh đều bị co cứng do căn bệnh thoái hóa cơ tiến triển. Lớp học này bắt đầu hoạt động từ năm 2009, dành cho những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn và ham học.

Lớp học này bắt đầu hoạt động từ năm 2009, dành cho những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn và ham học

Anh Phùng Văn Trường, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ cho biết: "Mình biết đến đâu dạy các cháu đến đấy các cháu đến với tôi hết lứa này đến lứa khác. Tôi gắn bó với các cháu năm nay cũng đã 14 năm rồi. Mình nghĩ cuộc đời mình tuy bất hạnh nhưng cũng có một cái hạnh phúc giản dị như thế thôi".

Được nhiều người tin tưởng gửi gắm, có thời điểm lớp học của anh Trường lên đến 30-40 em. Dù sức khỏe anh Trường yếu dần đi nhưng lớp học này ngày nào cũng sáng đèn bất kể nắng mưa, sáng tối. Nhờ sự kiên trì của anh Trường, các em học sinh đã tiến bộ rất nhiều trong học tập.

Dù sức khỏe anh Trường yếu dần đi nhưng lớp học này ngày nào cũng sáng đèn bất kể nắng mưa, sáng tối

Em Nguyễn Ngọc Linh, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ chia sẻ: "Bác dạy rất dễ hiểu và được chơi với các em xong là còn được đọc truyện nữa. Từ lúc lớp 3-4 đến đây thì con chưa biết gì bảng nhân chia thì con cũng chưa thuộc mấy nhưng khi đến đây con đã học tốt hơn và tiến độ hơn".

Nhiều em học sinh tiến bộ rõ rệt từ lớp học đặt biệt này

Hay em Đặng Thanh Ngọc, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ cho biết: "Con học lớp 1 con viết xấu lắm. Từ lúc bố mẹ đăng ký cho con học lớp bác Trường là con viết đẹp lên. Con hâm mộ bác Trường vì bác Trường không cần dùng tay mà cũng viết đẹp được".

Để có thể viết được chữ đẹp như bây giờ anh Trường đã có một hành trình khổ luyện đầy gian nan suốt mấy tháng, có khi phải thức đến 2-3h sáng.

Anh Phùng Văn Trường, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ chia sẻ: "Lúc đầu tôi chọc thẳng bút vào giữa họng gây nôn không có điểm tựa khó viết, sau tôi rút kinh nghiệm chọc chéo. Cắn viết có khi cắn vào môi chảy máu. Nhưng tôi nghĩ mình phải làm mẫu viết đẹp nhất có thể có khi cháu nó thông minh hoặc bướng lại bảo bác chẳng viết được đẹp cứ bắt cháu viết đẹp".

Ngoài lớp học, niềm vui mỗi ngày của anh Trường là chiếc tạp hóa nhỏ và thư viện cộng đồng ngay chính tại ngôi nhà của mình. Bởi ở đó, lúc nào cũng rộn ràng tiếng nói cười của trẻ thơ và người thầy đặc biệt.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hoạt động bảo vệ môi trường trong trường học là một phần quan trọng nhằm giáo dục học sinh về ý thức và trách nhiệm đối với thiên nhiên. Những hoạt động này không chỉ giúp xây dựng ý thức cá nhân mà còn tạo ra một cộng đồng học đường gắn kết, nơi mọi người cùng chung tay vì một môi trường xanh - sạch - đẹp.

Trong dịp nghỉ Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ kéo dài 9 ngày; còn đối với học sinh, lịch nghỉ Tết của từng địa phương lại khác nhau.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 363 về “Công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông” trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Sáng 13/12, trường Đại học Thủ đô Hà Nội kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống, 10 năm ngày thành lập trường. Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà tham dự.

Sáng nay, 13/12, đoàn học sinh Hà Nội đại diện cho Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế - IJSO - năm 2024 đã về tới sân bay quốc tế Nội Bài. Đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội, cùng các nhà trường đã tổ chức lễ đón và khen thưởng các thành viên của đoàn.

Bạo lực học đường từ lâu đã trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực để giảm thiểu và ngăn chặn, nhưng thực tế, bạo lực học đường vẫn luôn tồn tại dưới nhiều hình thức, từ bạo lực thể chất đến bạo lực tinh thần và không ngừng để lại những vết thương sâu sắc trong tâm lý của học sinh.