Lũ lụt nghiêm trọng khiến ít nhất 226 người chết ở Myanmar

Cơ quan Thông tin thuộc Hội đồng Hành chính Nhà nước Myanmar đã ghi nhận số nạn nhân thiệt mạng vì lũ lụt ở nước này đã tăng lên 226 người, ngoài ra vẫn còn 77 người khác đang mất tích. Đây được xem là một trong những trận lũ tồi tệ nhất trong lịch sử nước này.

Mưa lớn do bão Yagi gây ra và áp thấp sâu ở vịnh Bengal là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lũ lụt lan rộng ở Myanmar. Theo giới chức Myanmar, lũ lụt đã ảnh hưởng nặng nề đến hàng chục thị trấn trên khắp đất nước, khiến hơn 630.000 người phải đi sơ tán và gần 260.000 hecta diện tích trồng lúa và các loại cây khác bị phá hủy.

Hiện người dân tại nhiều khu vực đang rất cần thực phẩm, nước uống, nơi trú ẩn và quần áo. Tuy nhiên nỗ lực cứu trợ gặp nhiều khó khăn do đường dây liên lạc bị đứt và cầu đường hư hại.

Myanmar đã kêu gọi sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế để khắc phục hậu quả thiên tai. Hiện quốc gia láng giềng Ấn Độ đã gửi 10 tấn nhu yếu phẩm để hỗ trợ Myanmar.

Myanmar trải qua lũ lụt nghiêm trọng hồi năm 2011 và 2015, với hơn 100 người chết trong mỗi đợt. Năm 2008, bão Nargis khiến hơn 138.000 người ở Myanmar thiệt mạng hoặc mất tích.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bất chấp xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục, thâm hụt thương mại trong tháng 8/2024 của Nhật Bản đã lên đến gần 700 tỷ yên (khoảng 4,9 tỷ USD) chủ yếu do đồng yên suy yếu đẩy giá nhập khẩu tăng cao.

Ngày 18/9, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) khóa 79 đã thông qua một nghị quyết yêu cầu Israel chấm dứt sự hiện diện bất hợp pháp tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng trong vòng 12 tháng.

Ngày 18/9, các thành viên Nghị viện châu Âu đã kêu gọi nhanh chóng giải ngân viện trợ tài chính từ Quỹ Đoàn kết của khối để giúp chống lại thiệt hại do lũ lụt ở Trung Âu.

Các chỉ số chứng khoán lớn đã giảm nhẹ khi đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/9, đồng USD tăng giá trong phiên giao dịch đầy biến động sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed – Ngân hàng Trung ương) quyết định cắt giảm mạnh lãi suất.

Ngày 18/9, Điện Kremlin cho biết, các cơ quan của Nga chưa đưa ra bất kỳ cảnh báo nào về mức độ phóng xạ cao hơn trong khí quyển, sau khi Na Uy cho biết họ phát hiện thấy nồng độ phóng xạ Caesium (Cs-137) tăng cao gần biên giới Bắc Cực với Nga.

Tổ chức Khí tượng Thế giới ngày 18/9 cảnh báo rằng, nếu chính phủ các nước không tăng cường hành động về khí hậu, hai phần ba các khu vực trên thế giới sẽ phải đối mặt với nguy cơ nhiệt độ tăng thêm 3 độ so với thời kỳ tiền công nghiệp.