Lừa đảo tuyển mẫu nhí, phụ huynh mất tiền triệu
Chỉ cần gõ từ khoá “tuyển mẫu nhí”, sẽ cho ra hàng loạt các trang fanpage như “Canifa – toả sáng tương lai bé”, “Ngôi sao nhí – Model Kids 2023”, “Siêu mẫu nhí 2023”… với lượt theo dõi cao. Các fanpage này thường xuyên đăng tải các nội dung tuyển người mẫu nhí với mức lương cơ bản từ 3-10 triệu đồng/tháng, thưởng hấp dẫn, cộng với những quyền lợi như trở thành người mẫu nhí chính thức của công ty thời trang nổi tiếng. Phụ huynh được hứa hẹn sẽ nhận thêm phần trăm hoa hồng theo sản phẩm quảng cáo.
Đã có nhiều cha mẹ nhẹ dạ cả tin đăng ký cho con tham gia ứng tuyển để làm người mẫu nhí mà không hề biết rằng có thể đã sa vào bẫy lừa đảo.
Tin vào những lời chào mời hấp dẫn trên các trang giả mạo nhiều hàng thời trang lớn, nhiều người đã bị lừa hàng trăm triệu đồng, có phụ huynh bị lừa tới hàng tỉ đồng.
Hàng loạt các trang fanpage lừa đảo tuyển mẫu nhí
Trang Xuân Lan Suppermodel có tới 5,6 nghìn lượt thích và 14 nghìn người theo dõi. Sau vài giây trò chuyện, với nhiều hứa hẹn về mức lương rất cao mà các mẫu nhí nhận được, phóng viên đã được hướng dẫn gọi đến số tổng đài 1900998877.
Nếu theo lời chỉ dẫn thì các phụ huynh sẽ được dẫn dụ kết bạn với đối tượng lừa đảo thông qua mạng xã hội như Facebook, Zalo, Telegram.... Sau khi nạn nhân “cắn câu”, các đối tượng lừa đảo sẽ đưa vào một group chat để mời tham gia thử thách.
Thử thách cho phụ huynh khi muốn con mình tham gia ứng tuyển “người mẫu nhí” là chuyển khoản để mua sản phẩm hàng hiệu, sau đó cho con em mình làm mẫu chụp ảnh để giới thiệu, quảng cáo sản phẩm trên mạng xã hội.
Thông thường, ban đầu, các đối tượng lừa đảo sẽ trả hoa hồng và tiền làm nhiệm vụ để kích thích phụ huynh tham gia, cuối cùng là chiếm đoạt tiền và xoá dấu vết.
Trên trang cá nhân, người mẫu Xuân Lan cho biết trung tâm đào tạo của cô không bao giờ làm việc qua nhóm chat, cũng không đưa ra bất kỳ thử thách nào với phụ huynh.
Theo siêu mẫu Hạ Vy, người hàng chục lần bị các page mạo danh sử dụng hình ảnh để đăng tuyển mẫu nhí, chưa bao giờ tình trạng lừa đảo liên quan đến mẫu nhí lại nhiều như hiện nay.
Phụ huynh cần cảnh giác, không cung cấp thông tin cá nhân cho người không quen biết trên không gian mạng; không kết bạn, không vào các nhóm Zalo, Facebook, Viber… lạ; trình báo cơ quan công an nơi gần nhất hoặc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp sở hữu các thương hiệu khi phát hiện dấu hiệu tội phạm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Đống Đa (Hà Nội) ngày 21/11 cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 6 đối tượng liên quan vụ án “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Ngày 22/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết đã vào cuộc xác minh và tìm ra những học sinh liên quan đến clip được đăng tải trên mạng xã hội vào sáng 20/11 về nhóm thanh thiếu niên không đội mũ bảo hiểm, mặc đồng phục học sinh, cầm theo cờ điều khiển xe máy trên phố.
Ngày 22/11, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo, thủ đoạn cài đặt phần mềm dịch vụ công “giả mạo" tuy không mới, nhưng vẫn còn nhiều người dân ít cập nhật thông tin xã hội, báo chí, mất cảnh giác nên đã "sập bẫy" thủ đoạn này.
Đội Cảnh sát hình sự - Công an huyện Thanh Trì phối hợp Phòng Cảnh sát hình sự - Công an thành phố cùng công an các quận giáp ranh Hoàng Mai, Hà Đông đã triệu tập, tạm giữ hàng chục thanh thiếu niên có hành vi gây rối trật tự.
Công an quận Thanh Xuân vừa truy xét, bắt giữ đối tượng cướp giật tài sản của cụ bà hơn 80 tuổi. Đối tượng bị bắt giữ là Nguyễn Văn Vương (sinh năm 2001, trú tại xã Thượng Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội).
Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.
0