Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi) minh bạch hệ thống ngân hàng

Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 mới đây và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Các chuyên gia cho rằng, đây sẽ là hành lang pháp lý quan trọng góp phần giúp hệ thống hoạt động ổn định, minh bạch và tiệm cận với chuẩn quốc tế; giúp hạn chế tình trạng thao túng, tiêu cực, “sân sau”, kiểm soát rủi ro, xử lý nợ xấu...

Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) có những thay đổi chính như: giảm tỷ lệ sở hữu tại một ngân hàng; giảm hạn mức cấp tín dụng; kéo dài thời hạn nắm giữ bất động sản do xử lý nợ; quy định về quyền, lợi ích khi tham gia tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém. Thay đổi quan trọng về việc giảm trần sở hữu tại ngân hàng được các chuyên gia kỳ vọng sẽ tăng thêm cơ hội phân bổ nguồn vốn cho nhiều doanh nghiệp hơn.

Ông Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia cho biết: "Với Luật các TCTD về cơ bản tôi nghĩ rằng tập trung vào chuyện liên quan đến kiểm soát sở hữu chéo, kiểm soát rủi ro trong hệ thống ngân hàng, kiểm soát đặc biệt, can thiệp kịp thời. Đặc biệt có một chức mục về xử lý nợ xấu. Tôi rất mong muốn Quốc hội cho phép để giữ lại chương này".

Luật các TCTD (sửa đổi) - Minh bạch hệ thống ngân hàng

Ông Nguyễn Thường Lạng - Giảng viên cao cấp, viện Thương mại và kinh tế quốc tế cho biết: "Điều này giảm bớt ách tắt trong dòng tín dụng, đặc biệt là của ngân hàng cung cấp cho doanh nghiệp. Chính vì thế sẽ tạo động lực mới cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ hơn. Điều này tôi cho là công bằng đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ".

Giới chuyên môn cũng quan tâm về việc bổ sung quy định về can thiệp sớm các tổ chức tín dụng cần hỗ trợ và xử lý rủi ro rút tiền hàng loạt. Đơn cử, câu chuyện rút tiền hàng loạt tại ngân hàng SCB trong quá khứ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về rủi ro rút tiền hàng loạt, gây ra nguy cơ rủi ro thanh khoản cho toàn hệ thống.

Luậ các TCTD (sửa đổi) tạo động lực cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ hơn

Ông Phạm Đức Ấn - Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cho biết: “Hệ thống ngân hàng được ví như là mạch máu của nền kinh tế, truyền tải vốn từ người gửi tiền sang những người có nhu cầu sử dụng vốn. Và như vậy, mạch máu có thông suốt, có mạnh khỏe thì nền kinh tế mới tốt được. Vì vậy sửa đổi Luật các TCTD rất cần thiết”.

GS.TS. Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chia sẻ: “Rõ ràng những điều đang băn khoăn thì về cơ bản đã thống nhất. Tín dụng là một vấn đề rất nhạy cảm, mong đợi rất lớn và còn nhiều vấn đề chúng ta mong muốn được Luật hóa nhiều hơn”.

Luật Các TCTD (sửa đổi) được kỳ vọng giúp hạn chế tình trạng thao túng, tiêu cực, “sân sau”, kiểm soát rủi ro, xử lý nợ xấu...

Bên cạnh đó, trong Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã bổ sung thêm quy định về can thiệp sớm các tổ chức tín dụng yếu kém cần hỗ trợ. Động thái này sẽ hỗ trợ ổn định tâm lý thị trường và người gửi tiền trước những lo ngại về rủi ro thanh khoản hệ thống trong tương lai.

Đối với quy định cấm ngân hàng bán bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cũng được kỳ vọng sẽ góp phần minh bạch hóa toàn hệ thống ngân hàng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Vàng SJC hôm nay ở đỉnh cao kỷ lục 86 triệu đồng/lượng, vàng thế giới dự báo tuần biến động bất ngờ.

Giá vàng trong nước hôm nay tiếp tục neo ở mức cao. Vàng SJC tiến sát mốc kỷ lục 86 triệu đồng/lượng.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC vào ngày 3/5 với mức giá tham chiếu là 82,9 triệu đồng/lượng, nhưng phiên đấu thầu tiếp tục bị hủy lần thứ 3. Những nguyên nhân nào khiến các phiên đấu thầu vàng liên tục thất bại?

Giá vàng miếng tăng đột biến ở hầu hết các thương hiệu vàng, với mức tăng cao nhất gần 900.000 đồng/lượng, tiến sát gần 86 triệu đồng/lượng bán ra.

Hôm nay, các thương hiệu vàng trong nước biến động trái chiều, vẫn đang duy trì quanh 85 triệu đồng/lượng.

Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, lần đầu tiên tiền gửi của dân cư tại ngân hàng quay đầu giảm sau khi liên tục tăng trưởng dương 25 tháng liên tiếp trước đó. Không chỉ vậy, tiền gửi của tổ chức kinh tế cũng giảm hơn 165 nghìn tỷ đồng trong một tháng.