Luật Đất đai 2024 đảm bảo an cư sau thu hồi đất
Đây là khu tái định cư, nằm trên mặt đường Lý Sơn, phường Thượng Thanh, Quận Long Biên, Hà Nội được bố trí cho người dân thuộc diện di dời để thực hiện dự án xây dựng trường tiểu học Võ Thị Sáu trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. 5 tòa chung cư phục vụ cho đề án giãn dân phố cổ đã xây xong gần 10 năm ở vị trí đẹp nhưng không ai ở, cỏ dại mọc cao thành nơi trồng rau... rất lãng phí. Nguyên nhân là do người dân tại đây vẫn chưa đồng thuận và không đồng ý di dời do vị trí quá xa trung tâm, tiện ích chưa hoàn thiện.
Còn tại dự án đường Vành đai 4, để đẩy nhanh tiến độ, huyện Thường Tín đã đền bù và bố trí khu tái định cư hợp lý. Do đó người dân nơi đây đều đồng thuận bàn giao sớm mặt bàng. Hiện nay tại Khu định cư xã Vân Tảo, gần 90 trên tổng số 120 hộ dân thuộc diện tái định cư của xã cũng đang xây dựng nhà cửa để chuyển đến nơi ở mới. Như vậy có thể thấy trong công tác giải phóng mặt bằng thì việc đền bù và bố trí khu tái định cư phù hợp sẽ đảm bảo được tiến độ triển khai các dự án. Đây cũng là điểm mới tại Luật Đất đai 2024 khi đã quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng với nhiều điểm mới bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch… Việc này hướng đến bảo vệ cho người dân có đất bị thu hồi và đảm bảo cho người dân có được lợi ích thỏa đáng.
Ông Nguyễn Văn Đỉnh - Chuyên gia Pháp lý bất động sản cho biết: "Khi Nhà nước thu hồi đất, người đầu tiên, chủ thể đầu tiên bị thiệt hại đó là chính là người sử dụng đất mà đang có đất chúng ta thấy là chúng ta phải bù đắp lại cho họ. Cái thiệt thòi của người ta thì tôi cũng nhất trí cao với quan điểm là cái khu tái định cư phải bố trí tại những vị trí thuận lợi, phù hợp để cho người dân không bị gián đoạn. Cuộc sống của họ có đất bị thu hồi phải là người đầu tiên được hưởng lợi từ dự án đó thì cái sự tuân thủ quyết định thu hồi đất, quyết định bồi thường, giải phóng mặt bằng thì nó mới là đạt được hiệu quả."
Điểm 91 Luật Đất đai 2024 đã chỉ rõ, Khu tái định cư phải hoàn thiện các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư nơi có đất thu hồi. Việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất. Đồng thời, nghị quyết số 18-NQ/TW cũng nêu rõ, sau khi thu hồi đất, người dân có đất bị thu hồi phải có chỗ ở, bảo đảm cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
Cùng với đó, Luật cũng giải quyết câu chuyện cân bằng lợi ích giữa các bên trong quan hệ đất đai. Điều 126 đã quy định cơ chế thực hiện “đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư” đối với đất chưa giải phóng mặt bằng và quy định “nhà đầu tư trúng đấu thầu có trách nhiệm ứng vốn để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”… Những nội dung này đảm bảo được lợi ích hợp pháp, chính đáng của người sử dụng đất bị thu hồi đất được bồi thường theo đúng giá thị trường, được bố trí tái định cư theo hướng ưu tiên được tái định cư tại chỗ.
Luật Đất đai (sửa đổi) với rất nhiều điều khoản được điều chỉnh không chỉ là cơ sở quan trọng giúp thị trường bất động sản phục hồi, mà còn góp phần bảo vệ lợi ích tối đa cho người dân. Chưa bao giờ thị trường chứng kiến cùng lúc ba bộ luật quan trọng về bất động sản được sửa đổi và có hiệu lực cùng lúc. Sự đồng bộ và nhất quán của các chính sách luật sẽ làm tăng tính công khai và giúp thị trường phát triển minh bạch và bền vững hơn.
Trong báo cáo thị trường mới đây, hãng dịch vụ bất động sản Cushman & Wakefield cho biết giá thuê văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM có xu hướng tiếp tục tăng trong hai năm tới.
Sau 20 năm, những vướng mắc về giải phóng mặt bằng, quy hoạch tại Khu đô thị mới Chi Đông (huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) đang được tháo gỡ.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố. Theo quyết định mới, bảng giá đất hiện hành sẽ được điều chỉnh và tiếp tục có hiệu lực áp dụng từ nay đến ngày 31/12/2025.
Trong phiên họp giải trình, Thường trực HĐND TP Hà Nội đề nghị UBND thành phố nghiên cứu các cơ chế, chính sách, quy định về đấu giá quyền sử dụng đất bãi bồi ven sông để làm bãi chứa trung chuyển vật liệu xây dựng.
Triển khai Công điện số 130 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố đã ban hành công văn số 4255 yêu cầu tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án nhà ở xã hội.
Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh phối hợp với Công ty Đấu giá hợp danh số 5 quốc gia tổ chức đấu giá quyền sử dụng 11 thửa đất tại thôn Đông Cao, xã Tráng Việt vào ngày 19/12. Các thửa đất đấu giá có diện tích từ 100 đến 155m²/thửa, giá khởi điểm 1.515.000 đồng/m².
0