Luật Đất đai sửa đổi sẽ tháo gỡ điểm nghẽn thị trường
Luật Đất đai sửa đổi là bộ luật quan trọng, có tác động rất lớn đến kinh tế xã hội. Sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật trình Quốc hội (QH) tại kỳ họp bất thường lần thứ 5 gồm 16 chương, 260 điều, bỏ 5 điều, sửa đổi, bổ sung tại 250 điều so với dự thảo Luật trình QH tại kỳ họp thứ 6.
Khoảng thời gian tiếp thu, chỉnh lý kéo dài trong hai năm cho thấy rõ tầm quan trọng của dự thảo Luật này đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
Cho đến nay, cơ bản dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã hoàn thiện và thể chế hóa, bao quát được Nghị quyết 18 của Trung ương, bám sát Hiến pháp, cương lĩnh của Đảng, pháp luật hiện hành.
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội sẽ tiếp tục xem xét ba vấn đề lớn của dự thảo Luật gồm: Một là vấn đề thu hồi đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở và kinh doanh thương mại dịch vụ; hai là vấn đề dự án tạo quỹ đất, quỹ phát triển đất…; ba là phương pháp định giá đất, thẩm quyền, trách nhiệm quyết định định giá đất.
Ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội cho biết: “Định giá đất rất quan trọng, khẳng định việc giá đất trung thực, công bằng. Trong thời gian qua, chúng ta đã có hướng dẫn về việc định giá đất ở các địa phương.
Hiện nay, khó khăn lớn nhất ở các địa phương là có sự đùn đẩy trong công tác định giá đất từ ngành này sang ngành khác hoặc không dám quyết định giá cụ thể. Bởi số liệu và tư liệu về giá đất còn nhiều bất cập, chưa đầy đủ, chưa có kho dữ liệu chính xác và giá mua bán hiện nay chưa kiểm soát được. Thậm chí, các đơn vị định giá cũng không dám định giá trong giai đoạn hiện nay”.
Luật sư Nguyễn Hồng Chung - Phó Chủ nhiệm CLB Bất động sản Hà Nội cho biết: "Rất nhiều dự án mà các chủ đầu tư đã có sự thỏa thuận với người sử dụng đất để mua lại, nhưng đến nay không thực hiện được đúng theo quy định. Dẫn đến dự án bị đình trệ và sản phẩm ra thị trường rất hiếm...".
Luật Đất đai hiện hành được sửa đổi gần nhất vào năm 2013. Sau 10 năm, luật đã lộ rõ nhiều bất cập, chồng chéo dẫn đến mập mờ trách nhiệm quản lý, khó khăn trong quá trình tổ chức, thực hiện. Hệ quả là quá trình chuyển dịch đất đai để đầu tư phát triển trở nên phức tạp, gây phiền hà cho doanh nghiệp, ách tắc cho thị trường. Từ đó, nhiều dự án không được triển khai, nguồn cung trên thị trường ngày càng khan hiếm và câu chuyện tăng giá, thổi giá bất động sản là không tránh khỏi.
Việc thông qua Luật Đất đai sửa đổi 2023 có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm tháo gỡ những vướng mắc, giải phóng nguồn lực đất đai, bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước, người dân và nhà đầu tư.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, từ ngày 1/8/2024 đến trước ngày 30/6/2025, Hà Nội tiến hành kiểm kê đất đai và quyết tâm hoàn thành Dự án đầu tư xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trong năm 2025.
Sau một thời gian tạm lắng, giá rao bán đất nền ven đường Vành đai 4 tiếp tục được đẩy lên. Nhiều chuyên gia cho rằng đất tại các khu vực này từng tăng giá nhiều lần, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ trước khi xuống tiền.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599 ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 trên địa bàn thành phố.
Theo Luật Đất đai 2024, giá đất được xây dựng theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, hiểu giá trị trường như thế nào? Làm sao có bảng giá đất phù hợp? Những câu hỏi này xuất phát từ rất nhiều vướng mắc trong thực tiễn đòi hỏi cơ quan chức năng phải giải quyết.
Xu hướng bất động sản thế giới hướng đến tiêu chí xanh và Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc đua này. Số lượng dự án xanh hiện tại vượt xa mục tiêu đề ra, cho thấy nỗ lực chuyển đổi mạnh mẽ của ngành bất động sản Việt Nam.
0