Luật Di sản Văn hóa chưa đề cập sưu tập cá nhân
Đây là dự Luật nhận được nhiều sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các đại biểu Quốc hội. Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) lần này có đề cập đến các quy định về hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, di tích lịch sử văn hóa, di vật, cổ vật, di sản, tư liệu nói riêng, và chế đãi ngộ khuyến khích các nghệ nhân, đồng bào dân tộc thiểu số trong truyền dạy các giá trị văn hóa truyền thống, dân gian có nguy cơ mai một.
Qua 3 đợt xét duyệt bảo vật quốc gia, có 3 nhà sưu tập cổ vật gửi hồ sơ, đóng góp vào danh sách những đồ cổ quý giá, được Nhà nước chính thức công nhận.
Với hướng đi như hiện nay, Việt Nam sẽ dần dần phục dựng lại bức tranh về di sản của tổ tiên. Tuy nhiên, trong nước và cả ngoài nước còn có nhiều sưu tập quý. Thế nhưng trong Luật Di sản Văn hóa chưa hề có quy định nào về “hồi hương cổ vật”. Luật hiện hành cũng không có nội dung hoạt động, cơ chế để thu hút các nguồn lực của xã hội, hợp tác công tư để phát huy giá trị di sản.
PGS. TS Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, cho rằng di sản văn hóa không phải chỉ nói tới các hiện vật nằm trong các bảo tàng hay các di tích thuộc Nhà nước quản lý, mà còn có một bộ phận rất quan trọng là các sưu tập tư nhân, các bảo tàng ngoài công lập. Những cơ sở này không sử dụng kinh phí của Nhà nước, nhưng đã giữ gìn những di sản văn hóa bằng sự tâm huyết và nguồn tài chính của cá nhân. Bởi vậy, cần có những cơ chế, chính sách khuyến khích các bảo tàng tư nhân, nhà sưu tập.
Các chuyên gia đánh giá nhiều chính sách mới trong Luật Di sản (sửa đổi) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nghệ nhân - chủ thể của di sản văn hóa phi vật thể. Điều này rất cần thiết trong bối cảnh có rất nhiều giá trị văn hóa phi vật thể của cộng đồng các dân tộc sinh sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, các nhóm dân tộc thiểu số có nguy cơ thất truyền.
Ông Nguyễn Khắc Thủy, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ, cho rằng hiện nay Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ nhưng chỉ quy định đối với các nghệ nhân gặp hoàn cảnh khó khăn, như vậy là chưa mang tính phổ quát. Ông Thủy cho rằng cần có những quy định cụ thể về chính sách hỗ trợ cho các nghệ nhân thực hành di sản, truyền dạy di sản.
Di sản văn hóa đang là một trong những thế mạnh của 12 ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay, bởi Di sản văn hóa chính là điểm khác biệt mang đậm bản sắc dân tộc.
Tại Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức, 200 tác phẩm của 87 tác giả đã được giới thiệu tới công chúng.
Trong tháng 11/2024, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc với chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc”.
Ban nhạc Ngũ Cung được coi là nhóm nhạc tiên phong trong việc gìn giữ di sản bằng nghệ thuật âm nhạc khi chính thức ra mắt album mang tên "Di sản" vào hôm 1/11.
UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 30 năm Ngày du lịch Bình Thuận (24/10/1995 - 24/10/2025), trong đó điểm nhấn đáng chú ý là lần đầu tiên lễ hội thanh long sẽ được tổ chức tại địa phương.
Tiếp nối thành công của lễ hội năm 2023, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 29/11 - 1/12 tại Hà Nội.
"Xuống phố 4" - triển lãm tiếp theo trong seri "Xuống phố" đã chính thức khai mạc, đánh dấu sự trở lại của họa sĩ Phạm Bình Chương.
0