Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi) | Truyền thông pháp luật | 02/12/2023

Trong phiên thảo luận tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa 15 vừa qua, các đại biểu Quốc hội đánh giá dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) đã tương đối hoàn thiện, nghiêm túc tiếp thu đầy đủ ý kiến của các đại biểu Quốc hội. Sau khi tiếp thu, chỉnh sửa dự án Luật theo ý kiến thảo luận của các đại biểu Quốc hội, ngày 28/11, Quốc hội khoá 15 đã biểu quyết thông qua Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi).
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong phiên thảo luận tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa 15 vừa qua, các đại biểu Quốc hội đánh giá dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) đã tương đối hoàn thiện, nghiêm túc tiếp thu đầy đủ ý kiến của các đại biểu Quốc hội. Sau khi tiếp thu, chỉnh sửa dự án Luật theo ý kiến thảo luận của các đại biểu Quốc hội, ngày 28/11, Quốc hội khoá 15 đã biểu quyết thông qua Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Luật Đầu tư 2020 với nhiều điểm mới đã được xây dựng và đổi mới theo hướng cải thiện và đơn giản hóa các thủ tục, góp phần tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư. Trong đó, đối với Hà Nội, ngoài các thủ tục pháp lý theo quy định hiện hành, doanh nghiệp cần tìm hiểu chủ trương thu hút đầu tư theo hướng ưu tiên các dự án chất lượng cao, bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh bền vững.

Việc thành lập quỹ bảo trì nhà chung cư được Luật Nhà ở năm 2014 và Nghị định số 30 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở. Tuy nhiên, việc quản lý quỹ này chưa được quy định cụ thể, dẫn đến tình trạng tranh chấp trở thành một trong những mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và cư dân. Điều này đòi hỏi phải có quy định về quản lý, xác định nguyên tắc quản lý quỹ này trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).

Hiện nay, một số tình trạng kê khai bất động sản không đúng với giá trị thực tế để được hưởng lợi về thuế thu nhập cá nhân, thuế trước bạ... đã gây ra thất thu thuế, bất bình đẳng, gây hệ lụy đối với cả người mua lẫn người bán trên thị trường. Trước thực tế này, các cơ quan chức năng đã tăng cường giải pháp, vừa chống thất thu cho ngân sách, vừa tạo môi trường minh bạch cho thị trường bất động sản.

Trong những năm qua, đặc biệt từ khi Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 được thông qua ngày 20/6/2013, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014, công tác hòa giải ở cơ sở từng bước phát huy vai trò và tác dụng trong cộng đồng dân cư, đời sống xã hội, phát huy bản sắc văn hóa, kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, góp phần làm giảm bớt các vụ việc phải chuyển đến Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, tiết kiệm thời gian, kinh phí của nhà nước và nhân dân.

Kinh tế tuần hoàn hiện là mô hình kinh tế đáp ứng yêu cầu về giải quyết ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Việt Nam đang nỗ lực phát triển kinh tế theo con đường này, trong đó doanh nghiệp là động lực trung tâm, Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, xây dựng chính sách. Các chính sách cũng được xây dựng lồng ghép với mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn.